Kế toán bán hàng là gì? Những điều cần biết về kế toán bán hàng

Kế toán bán hàng được xem là công việc dành cho những người bắt đầu làm quen với nghề kế toán. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì càng không thể thiếu nhân sự kế toán bán hàng. Vậy kế toán bán hàng là gì? Bài viết dưới đây của Công ty Luật ACC sẽ làm rõ vấn đề này cũng như những điều cần biết về kế toán bán hàng. Mời các bạn đọc qua.

1. Kế toán bán hàng 

Kế toán bán hàng (tiếng anh là Sales Accountant) là vị trí công việc có trách nhiệm quản lý và thực hiện ghi chép mọi công việc liên quan nghiệp vụ bán hàng của công ty. Kế toán bán hàng là người làm các công việc như ghi hóa đơn, ghi sổ chi tiết doanh thu bán hàng, thực hiện lập báo cáo, thuế…

Các loại chứng từ kế toán bán hàng cần quan tâm bao gồm:

+ Hóa đơn giá trị gia tăng là loại quan trọng nhất

+ Hóa đơn bán hàng

+ Phiếu xuất kho hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ

+ Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý

+ Báo cáo bán hàng, bảng kê bán hàng hóa lẻ, dịch vụ

+ Giấy nộp tiền, thẻ quầy hàng, bảng kê nhận hàng và thanh toán hàng ngày

+ Các biên bản thừa thiếu hàng, biên bản giảm giá hàng bán, biên bản bán hàng trả lại cùng các loại biên bản khác theo yêu cầu của từng công ty

+ Các phiếu thu và giấy báo Có

+ Chứng từ liên quan khác phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Những điều cần biết về kế toán bán hàng

Vai trò của kế toán bán hàng trong công tyKế toán bán hàng có vai trò gì trong những công ty, tổ chức kinh doanh?

Với bất kì tổ chức kinh doanh nào, kế toán luôn được coi là một bộ phận vô cùng quan trọng nhất, đặc biệt là trong thời kỳ thương mại hóa phát triển mạnh mẽ. Kế toán được chia thành nhiều vị trí như: kế toán tiền mặt, kế toán kho, kế toán sản xuất, kế toán công cụ dụng cụ, kế toán hợp đồng, kế toán bán hàng…

Nếu nói kế toán sản xuất đóng vai trò quan trọng về việc ghi chép và quản lý các khoản chi trong quá trình sản xuất thì kế toán bán hàng có vai trò quan trọng trong việc quản lý đầu ra các thành phẩm của công ty.

Cùng với đó, những thông tin và số liệu của kế toán bán hàng cung cấp giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm được tình hình doanh thu, tài chính nhằm có những kế hoạch và định hướng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới. Bên cạnh đó, những số liệu mà kế toán bán hàng cung cấp còn thấy được kết quả bán hàng, sự chênh lệch từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng…

Các công việc của kế toán bán hàng bao gồm:

+ Tổng hợp hóa đơn bán hàng và cung cấp dịch vụ trong ngày

+ Nắm vững các thông tin về khách hàng cùng các giấy tờ có liên quan tới các hoạt động bán hàng của công ty.

+ Thực hiện soạn thảo báo giá và hợp đồng bán hàng hóa dịch vụ

+ Ghi chép vaf theo dõi/tổng hợp chi tiết hàng hóa, dịch vụ đã bán và cung cấp ra ngoài

+ Theo dõi và tính toán các khoản chiết khấu cho khách hàng/đại lý của doanh nghiệp

+ Tính thuế GTGT với các loại hàng hóa đã bán ra

+ Thực hiện lên kế hoạch thu hồi công nợ cùng với những khoản phải thu, chi của nhân viên công ty

+ Đối chiếu với số liệu bán hàng thực tế trên hệ thống

+ Lập báo cáo công nợ để gửi kế toán trưởng xét duyệt

+ …

Và công việc mỗi cuối buổi làm việc hàng ngày của kế toán bán hàng chính là lập bảng kê chi tiết về hóa đơn bán hàng, tính tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ đã cung cấp trong ngày cùng với thuế GTGT của chúng. Tiếp tới là báo cáo với kế toán trưởng/trưởng phòng kế toán về số liệu hàng bán, hàng mua, dịch vụt trong ngày và đối chiếu với số lượng hàng xuất/tồn với kế toán kho.

Quy trình kế toán bán hàng trong doanh nghiệp 

– Đầu tiên, kế toán bán hàng nhận đơn đặt hàng trực tiếp từ nhân viên bán hàng hoặc do phòng kinh doanh báo lại. Kế toán bán hàng chịu trách nhiệm ghi chép và sắp xếp đơn hàng.

– Sau khi tiếp nhận đơn mua hàng, kế toán bán hàng phải kiểm tra xem mức tồn kho của hàng hóa có đáp ứng đủ số lượng và chủng loại theo yêu cầu của người mua hay không.

  • Nếu chưa có đủ hàng thì phải báo lại cho người mua.
  • Nếu có đủ hàng thì sẽ gửi phiếu yêu cầu xuất kho đến cho thủ kho, để từ đó thủ kho làm thủ tục xuất hàng.

– Đồng thời, kế toán bán hàng thực hiện xuất hóa đơn kèm theo phiếu xuất kho và biên bản giao nhận hàng hóa để gửi cho nhân viên bán hàng.

– Sau khi hoàn thành các giấy tờ thủ tục phục vụ việc bán hàng, kế toán bán hàng có nhiệm vụ phản ánh nghiệp vụ bán hàng phát sinh vào sổ tổng hợp và các sổ chi tiết có liên quan để ghi nhận nghiệp vụ này.

3. Phần mềm kế toán ACC

Nhằm đáp ứng những nhu cầu trong công việc của kế toán viên, phần mềm kế toán ACC với những đặc điểm, tính năng nổi bật sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc. CÓ thể kể đến một số tính năng đắt giá của phẩn mềm kế toán ACC như:

  • Công nghệ lập trình viên tiên tiến;
  • Thiết kế linh hoạt, giao diện bắt mắt, dễ sử dụng;
  • Quản lý đa tiền tệ;
  • Truy vấn các dữ liệu có liên quan;
  • Tính hiện đại chính xác;
  • Có tính chuyên nghiệp;

Với một số thông tin liên quan đến phần mềm kế toán ACC, chúng tôi rất vui được đồng hành cùng các bạn trong bất kỳ lĩnh vực nào. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến phần mềm kế toán ACC vui lòng hãy liên hệ với chúng tôi.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo