Hướng dẫn kê khai thuế đối với hóa đơn thay thế

Kê khai thuế là việc diễn ra quen thuộc đối với mỗi kế toán viên và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình kê khai thuế vì nhiều lý do mà kế toán viên và doanh nghiệp có thể lập và phát hành hóa đơn, điền thông tin xảy ra sai sót. Trong những trường hợp như vậy, phát hành hóa đơn thay thế là điều tất yếu theo quy định của pháp luật. ACC là hãng luật uy tín tại Việt Nam có văn phòng trải rộng khắp cả nước, hoạt động trong nhiều năm với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp trong việc xử lý và giải quyết các vấn đề tài chính, kế toán, kê khai thuế. ACC tự tin chia sẻ bài viết Hướng dẫn khai thuế đối với hóa đơn thay thế đến quý bạn đọc và doanh nghiệp những thông tin pháp lý hữu ích nhằm giúp cho doanh nghiệp và kế toán viên kê khai thuế dễ dàng và thực hiện đúng với quy định pháp luật hiện hành.
Hdtt
Hướng dẫn kê khai thuế đối với hóa đơn thay thế

1. Khái niệm hóa đơn thay thế

Hóa đơn thay thế là nghiệp vụ được thực hiện để thay thế hóa đơn đã phát hành bằng việc phát hành một hóa đơn khác. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng nghiệp vụ thay thế hóa đơn là một nghiệp vụ kép gồm 2 nghiệp vụ: Xóa hóa đơn cần thay thế và phát hành hóa đơn mới tương ứng để thay cho hóa đơn đã xóa đó.

Kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ vào kỳ nào?

Dựa theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi hóa đơn điện tử có sai sót về các thông tin quan trọng, người nộp thuế có hai tùy chọn để xử lý là lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập hóa đơn thay thế hóa đơn sai sót đó.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng cho hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, bất kể đã thu tiền hay chưa. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu tiền hay chưa.

Theo khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, nếu phát hiện hồ sơ khai thuế lần đầu nộp cho cơ quan thuế có sai sót trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót nhưng trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra, người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế.

Vì vậy, khi lập hóa đơn thay thế/điều chỉnh cho hóa đơn sai sót, việc này sẽ làm thay đổi nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng đã được kê khai trước đó. Do đó, cần lập tờ khai thuế giá trị gia tăng bổ sung cho tháng/quý có đơn bị sai sót, không phải là lập tờ khai bổ sung vào tháng phát sinh hóa đơn thay thế/điều chỉnh.

Khi hóa đơn thay thế/điều chỉnh và hóa đơn bị thay thế/bị điều chỉnh phát sinh tại hai kỳ kê khai thuế khác nhau (khác tháng/quý kê khai), doanh nghiệp phải kê khai hóa đơn thay thế/điều chỉnh trên tờ khai bổ sung của kỳ phát sinh hóa đơn bị thay thế/bị điều chỉnh.

Ví dụ: Hóa đơn số HĐ11 ngày 15/11, số tiền 05 triệu. Ngày 15/12, kế toán phát hiện hóa đơn số HĐ11 có sai sót, lập hóa đơn thay thế số HĐ25, số tiền 08 triệu. Khi lập tờ khai thuế, kế toán kê dữ liệu trên tờ khai thuế giá trị gia tăng đối với từng hóa đơn như sau:

- Hóa đơn gốc số HĐ11 - Số tiền 05 triệu đồng: Kê lên bảng kê thuế giá trị gia tăng tháng 11.

- Hóa đơn thay thế số HĐ25 - Số tiền 08 triệu đồng: Kê lên tờ khai bổ sung thuế giá trị gia tăng tháng 11.

Trong trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý, cả HĐ11 và HĐ25 sẽ được kê khai trên tờ khai lần đầu tiên của quý IV.

Hướng dẫn kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ

Khi xuất hiện hóa đơn thay thế/điều chỉnh, doanh nghiệp phải đánh giá tác động của việc lập hóa đơn thay thế/điều chỉnh đối với nghĩa vụ thuế của kỳ gốc để tiến hành việc kê khai.

Sai sót

Chỉ tiêu tờ khai

Thủ tục

Sai sót không làm ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp, tiền thuế được khấu trừ

Sai chỉ tiêu [23]: Giá trị hàng hóa mua vào

[29], [30], [32], [32a]: Doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 0%; Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 5%; Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra chịu thuế suất GTGT 10%; Doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra không tính thuế

Chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung

Nếu ảnh hưởng của khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp/giảm số thuế đã được hoàn của kỳ gốc

Sai sot làm tăng/giảm chỉ tiêu [40] “KHBS”

Lập Tờ khai bổ sung, Bản giải trình trên tờ khai của kỳ có sai sót:

- Điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào trên chỉ tiêu [23], [24], [25] về số đúng kèm KHBS

- Điều chỉnh chỉ tiêu [29], [30], [31], [32], [33] về số đúng kèm KHBS

Phải nộp đủ số tiền thuế thiếu và tiền chậm nộp

(Nếu chỉ tiêu [40] “KHBS” <0: Theo dõi bù trừ với thuế phải nộp kỳ sau)

Nếu khai bổ sung chỉ làm tăng/giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau của kỳ gốc

Sai sót chỉ làm tăng/giảm chỉ tiêu [43]

Lập Tờ khai bổ sung, Bản giải trình trên Tờ khai của kỳ có sai sót:

- Điều chỉnh thuế giá trị gia tăng đầu vào trên chỉ tiêu [23], [24], [25] về số đúng kèm KHBS

- Điều chỉnh chỉ tiêu [29], [30], [31], [32], [33] về số đúng kèm KHBS

Còn trên tờ khai của kỳ phát hiện:

- Nếu chỉ tiêu [43] “KHBS”  <0: Kê khai chênh lệch giảm vào chỉ tiêu [37] của kỳ phát hiện

- Nếu chỉ tiêu [43] “KHBS”  >0: Kê khai chênh lệch tăng vào chỉ tiêu [37] của kỳ phát hiện

2. Trường hợp phát hành hóa đơn thay thế 

Chỉ hóa đơn gốc chưa được kê khai thuế, chưa bị hủy giao dịch, chưa bị điều chỉnh, đã thanh toán thì mới được phép lập hóa đơn thay thế. Khi kế toán kê khai thuế sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp khi hóa đơn đã phát hành, và khi phát hiện có sai sót nhưng hóa đơn chưa được đưa vào trong báo cáo thuế thì các thông tin ghi nhận trên hóa đơn chưa thực sự tác động đến sự sai lệch trong báo cáo gửi cơ quan thuế. Trong tình huống này, chúng ta nên chọn nghiệp vụ hủy hóa đơn bị sai sót và phát hành hóa đơn mới có thông tin đúng.
Trường hợp hóa đơn được phát hành bị sai sót và bên người mua hàng đã đưa vào báo cáo thuế thì các thông tin ghi nhận trên hóa đơn chắc chắn có tác động đến sự sai lệch về thông tin hoặc số liệu trong báo cáo gửi cơ quan thuế. Trong trường hợp này, chúng ta không thể thực hiện hủy hóa đơn bị sai sót đó mà thay vào đó là phải thực hiện các nghiệp vụ điều chỉnh phát hành hóa đơn thay thế.
ke-khai-hoa-don-thay-the

3. Quy định về hóa đơn thay thế

Pháp luật quy định về việc thay thế đối với hoá đơn đã lập theo Điều 9, Thông tư số 32/2011/TT-BTC như sau:
"1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)."
Như vậy, đối với hoá đơn thay thế phải có biên bản ghi nhận sai sót, khẳng định hai bên chưa kê khai thuế và thoả thuận về việc xoá bỏ hoá đơn sai, lập hoá đơn mới thay thế cho hoá đơn sai đó. Bên cạnh đó, hoá đơn thay thế ngoài việc lập lại toàn bộ các nội dung còn phải có dòng chữ hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm

4. Kê khai thuế khi xuất hóa đơn thay thế

Nếu trong cùng kỳ khai thuế thì chỉ kê khai hóa đơn thay thế sau. Nếu khác kỳ khai thuế thì phải kê khai hóa đơn thay thế vào kỳ xuất hóa đơn bị sai. Đồng thời, doanh nghiệp có thể chọn một trong hai cách kê khai thuế theo hướng dẫn như sau:
Kê khai đồng thời cả hóa đơn sai sót và hóa đơn thay thế lên tờ khai lần đầu Khi phát hiện hóa đơn sai sót và đã lập hóa đơn thay thế trước kỳ hạn lập tờ khai thuế GTGT, người dùng có thể kê khai luôn hóa đơn thay thế lên tờ khai lần đầu của kỳ phát sinh hóa đơn sai sót. Tuy nhiên, cách khai này chỉ áp dụng đối với mẫu tờ khai thuế GTGT theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Kê hóa đơn sai sót (hóa đơn gốc) lên tờ khai lần đầu và kê hóa đơn thay thế vào tờ khai bổ sung. Cách xử lý số liệu trên bảng kê thuế lần đầu và tờ khai bổ sung kỳ như sau:
  • Tờ khai thuế lần đầu: Kê lên bảng kê đúng số tiền trên cả 2 hóa đơn; 
  • Tờ khai bổ sung thuế: Căn cứ vào hóa đơn thay thế, kế toán chỉnh sửa lại các chỉ tiêu liên quan trên tờ khai bổ sung cho chính xác.

5. Mọi người có thể hỏi

1. Thời hạn khai bổ sung hồ sơ khai thuế ra sao?

10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.

2. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế quy định như thế nào?

  • Tờ khai thuế: Sử dụng mẫu tờ khai thuế hiện hành của kỳ tính thuế cần khai bổ sung.
  • Giải trình lý do khai bổ sung: Nêu rõ lý do, nội dung sai sót cần khai bổ sung và cam đoan tính chính xác của thông tin khai bổ sung.
  • Tài liệu, chứng cứ liên quan: Cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung khai bổ sung.

3. Kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ như thế nào?

  • Kê khai trên tờ khai bổ sung của kỳ phát sinh hóa đơn bị thay thế.
  • Sử dụng mã số và ký hiệu của hóa đơn thay thế.
  • Ghi rõ lý do thay thế trong phần Ghi chú của tờ khai bổ sung.
Kê khai thuế đối với hóa đơn thay thế vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện quá trình kế toán cũng như kê khai thuế theo đúng pháp luật. Do đó, các kế toán viên và doanh nghiệp cần hết sức lưu ý và kịp thời kê khai đầy đủ và đúng các hóa đơn khi có vấn đề sai sót xảy ra. Thông tin bài viết Hướng dẫn khai thuế đối với hóa đơn thay thế giúp doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh hóa đơn sai sót nhanh chóng và đúng quy định. Hãy liên hệ đến ACC qua địa chỉ: http://accgroup để được tư vấn và hỗ trợ trong vấn đề pháp lý, tài chính, kế toán, kê khai thuế nhanh chóng, hiệu quả và luôn được cập nhật. ACC là điểm tựa pháp lý vững chắc cho mọi khách hàng. 
 
 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo