Hướng dẫn lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp

Việc lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp không chỉ là bước quan trọng mà còn là cơ hội để doanh nhân định rõ hướng đi, xác định mục tiêu và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu bài viết Hướng dẫn lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp.

Hướng dẫn lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp

Hướng dẫn lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp

1. Tại sao phải lên kế hoạch thành lập doanh nghiệp?

Kế hoạch thành lập doanh nghiệp là một bản phác thảo chi tiết, đầy đủ quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức hay doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Nói cách khác, kế hoạch thành lập doanh nghiệp là tấm bản đồ trải đường cho các hoạt động để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Việc lên kế hoạch giúp doanh nghiệp xác định được đúng mục tiêu, chiến lược, thị trường, nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh với nội lực của doanh nghiệp. Kế hoạch là trọng tâm của việc hoạch định kinh doanh, lập bản kế hoạch giúp doanh nghiệp có tầm nhìn tốt hơn cho công việc kinh doanh trong tương lai.

2. Hướng dẫn lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp

2.1. Ý tưởng kinh doanh

Lên ý tưởng kinh doanh là quá trình sáng tạo và xây dựng một khái niệm mới, độc đáo để tạo ra giá trị và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hãy tạo ra điều độc đáo và sáng tạo trong ý tưởng kinh doanh của bạn để thu hút sự chú ý và tạo ra ấn tượng đầu tiên tích cực.

  • Xác định sở thích, đam mê và khả năng của bản thân.
  • Nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng và xu hướng phát triển.
  • Tìm kiếm ý tưởng mới mẻ, độc đáo và khả thi.
  • Đánh giá tiềm năng và rủi ro của ý tưởng.

2.2. Mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu kinh doanh là những mục đích và kết quả cụ thể mà doanh nghiệp hướng tới để đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh. Mục tiêu này không chỉ giúp xác định hướng đi cho doanh nghiệp mà còn là tiêu chí để đánh giá hiệu suất và thành công. 

  • Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cụ thể, rõ ràng.
  • Mục tiêu phải đo lường được, khả thi, liên quan, có thời hạn và nhất quán.

2.3. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14, hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp chính là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 01 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

  • Doanh nghiệp tư nhân: Là doanh nghiệp do 01 cá nhân làm chủ, chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty. Chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm quyền và nghĩa vụ công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của tổ chức trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Công ty cổ phần: Là loại hình doanh nghiệp có từ 03 cá nhân hoặc tổ chức trở lên (có thể thuê đại diện pháp luật). Công ty cổ phần không bị hạn chế về tối đa số lượng cổ đông, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
  • Công ty TNHH 01 thành viên: Là doanh nghiệp do 01 cá nhân hoặc tổ chức làm làm chủ sở hữu (có thể thuê đại diện pháp luật). Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
  • Công ty TNHH 02 thành viên trở lên: Là doanh nghiệp có số lượng thành viên góp vốn từ 02 đến 50 người, thành viên có thể là cá nhân hay tổ chức (có thể thuê đại diện pháp luật). Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.

2.4. Lựa chọn tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là tên được ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Được đặt tại trụ sở chính, văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là yếu tố giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.

Vì thế, lựa chọn tên doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng khi soạn thảo kế hoạch. Tên doanh nghiệp phải đáp ứng được cá yêu cầu sau:

  • Phải được viết bằng tiếng Việt, chứa ít nhất 02 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp
  • Không được đặt tên trùng với tên cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tên đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Không được đặt tên trùng trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước.

2.5. Lựa chọn địa điểm trụ sở công ty

Địa điểm trụ sở là nơi thực hiện các giao dịch kinh doanh. Vì thể trụ sở chính của doanh nghiệp phải có địa chỉ rõ ràng, cụ thể mang tính lâu dài. Được xác định bằng số nhà, ngõ/hẻm, đường, quận/huyện, xã, thành phố,… có số điện thoại, số fax và thư điện tử.

Lựa chọn địa điểm trụ sở công ty là một quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hình ảnh của doanh nghiệp. 

  • Khu vực tập trung nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Giao thông thuận tiện, dễ dàng di chuyển.
  • Có đủ diện tích và cơ sở vật chất phù hợp với nhu cầu hoạt động.

Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2.6. Lựa chọn người đại diện theo pháp luật

Người đại diện doanh nghiệp theo quy định pháp luật là người chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Nếu người đại diện không phải là Chủ tịch hay Tổng giám đốc của công ty thì sẽ không được quyền ký các văn bản giao dịch kinh doanh với đối tác.

Người đại diện có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài nhưng phải thường trú tại Việt Nam. Đồng nghĩa phải có thẻ thường trú tại Việt Nam).Trong trường hợp người đại diện vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày, thì phải ủy quyền cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Lựa chọn người đại diện theo pháp luật là một quyết định quan trọng vì người này sẽ đại diện cho doanh nghiệp trong mọi giao dịch pháp lý và quyết định quan trọng. 

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp có đủ năng lực và kinh nghiệm quản lý.
  • Người có chuyên môn cao trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

2.7. Danh sách các thành viên, cổ đông góp vốn

Danh sách các thành viên, cổ đông được dùng để ghi nhận thông tin cổ đông là nhà đầu tư và cổ đông sáng lập. Các thông tin về tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, quốc tích, dân tộc, giá trị phần vốn góp,…

Tìm kiếm những thành viên, cổ đông có cùng quan điểm, lý tưởng sẽ là một trong những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy suy nghĩ lựa chọn thành viên góp vốn để cùng thành lập doanh nghiệp.

Lập danh sách các thành viên và cổ đông góp vốn là một bước quan trọng khi thành lập doanh nghiệp.

  • Xác định rõ tỷ lệ góp vốn dựa trên giá trị đóng góp của mỗi thành viên.
  • Ký kết hợp đồng góp vốn để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.

2.8. Chuẩn bị vốn điều lệ

Hiện tại, theo Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 không có quy định về mức vốn tối thiểu hoặc tối đa khi thành lập doanh nghiệp (ngoài trừ các ngành nghề đặc thù, yêu cầu về mức vốn pháp định).

Số vốn này do doanh nghiệp tự đăng ký và không yêu cầu phải chứng minh bằng tiền mặt hay bất kỳ hình thức nào. Vì thế, doanh nghiệp nên lựa chọn mức vốn phù hợp với khả năng kinh tế của mình, quy mô hoạt động tổ chức, chi phí dự trù hoạt động kinh doanh sau khi thành lập…

Chuẩn bị vốn điều lệ là một bước quan trọng khi thành lập doanh nghiệp, vì vốn này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động và phát triển của công ty. 

  • Đánh giá và xác định số vốn cần thiết để triển khai và duy trì hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
  • Xác định cách phân bổ vốn điều lệ vào các phần như vốn cổ phần, vốn lợi nhuận và vốn dự trữ.

2.9. Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp là một bước quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để đảm bảo rằng quá trình này diễn ra một cách thuận lợi. 

  • Tham khảo thông tin chi tiết về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công doanh nghiệp bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

- Điều lệ công ty.

- Văn bản ủy quyền (trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật)

- Danh sách thành viên (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (Công ty cổ phần).

- Bản sao Giấy chứng thực cá nhân.

- CCCD/Hộ chiếu của thành viên công ty (sao y không quá 3 tháng)

- CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực không quá 15 năm.

2.10. Thành công trong thị trường cạnh tranh

Các công ty lớn không bao giờ tung sản phẩm mơ hồ mà không kiểm tra nhu cầu của khách hàng trước. Họ bắt đầu bằng việc tiến hành nghiên cứu thị trường và đánh giá thái độ cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ.

Để đạt được thành công trong thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp cần thực hiện một loạt các chiến lược và biện pháp để tạo ra lợi thế cạnh và thu hút khách hàng.

  • Đưa ra sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • Xây dựng thương hiệu uy tín, tạo dựng niềm tin với khách hàng.
  • Áp dụng chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng.

2.11. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng

Doanh nghiệp thành công cần có danh sách khách hàng tiềm năng, và bạn có thể tạo nó thông qua nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu được doanh thu.

Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả. 

  • Sử dụng các phần mềm CRM để quản lý thông tin khách hàng.
  • Phân tích dữ liệu khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm.

2.12. Chuẩn bị cho ngày khai trương

Ngày khai trương là một dịp vô cùng quan trọng. Trước khi khai trương, hãy đảm bảo bạn đã kiểm tra danh sách công việc cần thực hiện, người thực hiện, và điều kiện làm việc.

Chuẩn bị cho ngày khai trương là một bước quan trọng giúp tạo ra ấn tượng tích cực và thu hút sự chú ý của khách hàng.

  • Lên kế hoạch quảng bá rầm rộ trước ngày khai trương.
  • Tổ chức các hoạt động khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng.

2.13. Chủ động lên phương án cho các tình huống xấu

Trong quá trình kinh doanh, xảy ra sự cố không mong muốn là việc không thể tránh khỏi. Việc chuẩn bị trước các kịch bản xấu, sẽ giúp doanh nghiệp sẵn sàng và biết cách ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.

Chủ động lên phương án cho các tình huống xấu là một phần quan trọng của quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. 

  • Lập kế hoạch dự phòng để đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn cung cấp.
  • Chuẩn bị phương án xử lý khi xảy ra sự cố về hệ thống mạng.

 

3. Nội dung mẫu kế hoạch thành lập công ty

Giới thiệu:

  • Tên công ty, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm/dịch vụ chính.
  • Mục tiêu kinh doanh trong 3-5 năm đầu tiên.
  • Giới thiệu ngắn gọn về đội ngũ sáng lập.

Phân tích thị trường:

  • Quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng, xu hướng thị trường.
  • Nhu cầu khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
  • Lợi thế cạnh tranh của công ty.

Chiến lược kinh doanh:

  • Chiến lược marketing, bán hàng, giá cả, phân phối.
  • Kế hoạch phát triển thị trường.

Đội ngũ quản lý:

  • Giới thiệu kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn của từng thành viên.
  • Sơ đồ tổ chức công ty.

Kế hoạch tài chính:

  • Dự báo doanh thu, chi phí, lợi nhuận 3 năm đầu.
  • Nhu cầu vốn đầu tư và phương án huy động vốn.

Kế hoạch hoạt động:

  • Các hoạt động chính cần thực hiện để triển khai dự án.
  • Lịch trình thực hiện và người phụ trách.

Phân tích rủi ro:

  • Rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến dự án.
  • Phương án giải quyết rủi ro.

Kết luận:

  • Tóm tắt dự án, khẳng định khả năng thành công.
  • Kêu gọi đầu tư (nếu cần).
  • Tạo động lực và tinh thần trách nhiệm cho nhân viên trong công việc.

Chuẩn bị cho những thay đổi:

  • Dự đoán những thay đổi trong thị trường và môi trường kinh doanh.
  • Có phương án thích ứng linh hoạt để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả.

4. Lưu ý khi lập kế hoạch thành lập công ty

Ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và có mục tiêu rỏ ràng: Hạn chế sự dài dòng và khó hiểu trong kế hoạch để giúp bạn dễ dàng lựa chọn thông tin cần thiết, tránh tình trạng buồn chán và bỏ cuộc giữa chừng. Đặc mục tiêu cụ thể về kế hoạch là quản lý dự án và thúc đẩy sự phát triển kinh doanh. Vì vậy, cần liên tục điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch, tập trung vào những điểm quan trọng cần chú ý.

Ngôn Ngữ Hợp Nhất Với Người Đọc: Kế hoạch có gửi đến nhiều đối tượng khác nhau như nhà đầu tư, đối tác, quản lý, nhân viên, thậm là khách hàng. Không phải ai cũng am hiểu đầy đủ về các thuật ngữ chuyên môn, tên riêng hay viết tắt về ngành nghề mình. Vì vậy, trước khi bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh, quan trọng để xác định rõ đối tượng mà bạn muốn truyền tải thông tin trong bản kế hoạch đó. Bằng cách này, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ phù hợp với họ.

Không Cần Lo Lắng Về Kế Hoạch Kinh Doanh: Hầu hết các doanh nhân không phải là những chuyên gia có trình độ cao về học vấn, nhưng họ tích luỹ kinh nghiệm để phát triển những thói quen làm việc tốt. Đừng nên áp lực bản thân về việc tạo ra một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo từ đầu.

5. Câu hỏi thường gặp

Lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp là gì?

Lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp là quá trình xác định các mục tiêu, chiến lược và các bước cần thiết để thành lập doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ để lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp không?

Có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ để lập kế hoạch thành lập doanh nghiệp. Ngoài việc sử dụng phần mềm hỗ trợ, doanh nghiệp cũng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực luật, tài chính và kinh doanh để có được kế hoạch thành lập doanh nghiệp hiệu quả.

Kế hoạch thành lập doanh nghiệp có cần phải công chứng không?

Kế hoạch thành lập doanh nghiệp không cần phải công chứng. Kế hoạch thành lập doanh nghiệp chỉ là tài liệu nội bộ của doanh nghiệp, không được yêu cầu phải công chứng. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể lựa chọn công chứng kế hoạch thành lập doanh nghiệp để đảm bảo tính hợp pháp và ràng buộc giữa các thành viên.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo