Kế hoạch tài chính là gì? (Cập nhật 2024)

Kế hoạch tài chính là phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Kế hoạch tài chính là những văn bản xác định khả năng tài chính, hoạt động tài chính của một doanh nghiệp thông qua các báo cáo về nguồn vốn, doanh thu, các loại chi phí, tỷ lệ tăng trưởng, nợ, lợi nhuận… Sau khi xác định khả năng tài chính doanh nghiệp có thể xác định được hướng phát triển doanh nghiệp và khả năng đạt được các mục tiêu đang đặt ra. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ lập kế hoạch tài chính đánh giá, phân tích chi tiết về việc phát triển, đầu tư, chi tiêu sao cho phù hợp để đạt được mục tiêu phát triển.

[gallery size="full" columns="1" ids="400678"]

1. Vai trò của kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp định hướng được hướng phát triển trong tương lai từ các kế hoạch lập ra

Kế hoạch tài chính cho thấy sự khác biệt giữa các dự trù, giả định với thực tế để có hướng điều chỉnh phù hợp

Kế hoạch tài chính giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn ( kiểm soát được chi tiêu, tiến độ)

Kế hoạch tài chính tạo cơ sở cho các nhà đầu tư đặt niềm tin và thu hút đầu tư

2. Cơ sở lập kế hoạch tài chính

2.1. Các báo cáo kết quả kinh doanh

Là các báo cáo thể hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận lãi/lỗ trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một chu ký kinh doanh như hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Từ tỉ suất lợi nhuận đạt được có thể điều chỉnh được các chi phí cho cân đối trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Xem thêm các mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo Thông tư 133 và 200

2.2. Bảng cân đối kế toán

Là tài liệu thể hiện tài sản hiện có và nguồn vốn của doanh nghiệp. Các số liệu về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn hay nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cho thấy tình hình tài chính và mức độ hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn trong một thời điểm cụ thể

2.3. Báo cáo về lưu chuyển tiền tệ

Là bảng báo cáo thể hiện số tiền dự kiến được đưa vào và ra trong một thời gian nhất định giúp đảm bảo sự phát triển của. Xem thêm cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ

3. Các loại kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính ngắn hạn
Kế hoạch tài chính dài hạn

4. Quy trình lập kế hoạch tài chính

4.1. Nghiên cứu tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Để lập được một kế hoạch tài chính phù hợp với doanh nghiệp thì đòi hỏi trước tiên là bạn phải hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó bước nghiện cứu tìm hiểu trước là một khâu không thể thiếu làm tiền đề cho các bước tiếp theo. Việc tìm hiểu càng chi tiết, kỹ càng tất cả các thông tin cần thiết sẽ giúp cho việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chính xác nhất. Tuy nhiên bạn cần tập trung xác định được các thông tin quan trọng, cốt lõi có liên quan đến kế hoạch tài chính cần lập để tránh mất thời gian và kế hoạch lập ra không trọng tâm.

4.2. Xác định nhu cầu tài chính sắp tới của doanh nghiệp

Nhu cầu tài chính ở các chu kỳ kinh doanh là khác nhau nên việc xác định nhu cầu kinh doanh trong thời gian sắp tới là điều cần thiết và quan trọng. Xác định được mục tiêu hướng tới thì sẽ xác định được nhu cầu tài chính, bạn có thể thông qua các câu hỏi sau để xác định nhu cầu tài chính:

Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp là gì?

Dự trù kinh phí đầu tư là bao nhiêu?

Các mục tiêu ngắn hạn/dài hạn của doanh nghiệp là gì?

4.3. Thu thập dữ liệu tài chính của doanh nghiệp

Sau khi nắm được tình hình tài chính và nhu cầu tài chính thì đã có đủ cơ sở để thu thập các dữ liệu tài chính cần thiết để bắt đầu xây dựng kế hoạch tài chính. Bạn cần thu thập các tài liệu liên quan như tài liệu về tài sản, trách nhiệm pháp lý, thuế, bảng cân đối thu chi, chính sách bảo hiểm, báo cáo ngân hàng,… Ngoài ra, khi thu thập bạn nên sắp xếp các dữ liệu theo từng đề mục, thời gian để dễ theo dõi.

4.4. Phát triển kế hoạch tài chính

Từ những dữ liệu thu thập và các ý tưởng khái quát ban đầu, bạn sẽ lập kế hoạch phân tích các dữ liệu thu thập, đề ra các phương án, cách thức thực hiện của từng vấn đề nhỏ đến vấn đề lớn để thực hiện mục tiêu ban đầu đặt ra, đánh giá ưu điểm, nhược điểm của các phương án để có lựa chọn tối ưu, ngoài ra bạn cũng cần dự trù được các tình huống, rủi ro có thể phát sinh khi thực hiện kế hoạch và hướng giải quyết.

4.5. Thực hiện và triển khai kế hoạch đề ra

Việc thực hiện, triển khai sẽ tiến hành theo kế hoạch lập ra. Tuy nhiên bạn cũng cần phải chú ý đến các yếu tố khác như thuế, bảo hiểm hay nhân lực sắp hưu trí,…để việc thực hiện được đảm bảo tốt nhất. Trong quá trình thực hiện kế hoạch đạt được các kết quả tốt thì càng tăng được tỉ lệ đạt được mục tiêu và có thể thu hút được sự chú ý của các đối tác mới.

4.6. Giám sát quá trình thực hiện

Bước cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là giám sát việc thực hiện kế hoạch tài chính. Bởi kế hoạch là các dự tính dựa trên các tài liệu, số liệu trước đó của doanh nghiệp nên thực tế có thể khác, xảy ra các trường hợp ngoài dự trù. Việc giám sát giúp bạn nhanh chóng nắm được vấn đề và nhanh chóng đưa ra giải pháp hoặc khắc phục. Ngoài ra, bạn còn đánh giá được quá trình thực hiện kế hoạch có đạt hiệu quả mong muốn chưa.

5. Các câu hỏi liên quan

Các lưu ý khi trình bày kế hoạch tài chính là gì?

Một số lưu ý khác để trình bày kế hoạch tài chính chi tiết, dễ hiểu: bạn cần kiểm tra các thông tin kỹ lưỡng để đảm bảo chính xác, lựa chọn các số liệu đã được xác nhận để tăng tính đảm bảo cho kế hoạch, ngoài ra bạn cũng nên xem các nguồn tài liệu khác có liên quan để có sự so sánh dễ hiểu hơn.

Các yếu tố cấu thành một kế hoạch tài chính là gì?

Mục tiêu tài chính

Đánh giá định dạng tiền

Kiểm soát nguy cơ

Kế hoạch đầu tư dài hạn

Kế hoạch giảm thuế

Các phương pháp lập kế hoạch tài chính là gì?

Phương pháp hồi quy tuyến tính giản đơn.

Phương pháp hồi quy tuyến tính mở rộng

Phương pháp dự báo tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo