Đối với hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp thì việc lập kế hoạch marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc lập kế hoạch này là chiến lược với mục địch để doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mục tiêu, mở rộng thị trường cũng như tăng doanh thu, tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường. Vậy Mẫu kế hoạch marketing 4p như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Mời các bạn tham khảo.

1. Kế hoạch Marketing là gì?
Kế hoạch marketing được hiểu là chiến lược bài bản và dài hạn được các doanh nghiệp xây dựng nhằm theo dõi việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu theo lộ trình nhất định. Marketing plan có thể sử dụng đến các giải pháp tiếp thị như chiến lược tiếp thị riêng biệt cho các nhóm tiếp thị khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản các chiến lược này đều hướng tới một mục tiêu kinh doanh chung đã được hoạch định từ trước.
Tùy thuộc vào lĩnh vực và cách thức hoạt động mà các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương thức và kế hoạch tiếp thị khác nhau. Có thể kể đến các mẫu kế hoạch marketing phổ biến như:
- Kế hoạch marketing tổng thể hàng quý hoặc hàng năm: Nội dung chính của kế hoạch là nêu bật các chiến dịch mà doanh nghiệp trong khoảng thời gian 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
- Kế hoạch marketing trả phí: Kế hoạch bao gồm các chiến lược mà doanh nghiệp phải trả tiền. Ví dụ như quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hoặc quảng cáo trên mạng xã hội trên PPC.
- Mẫu kế hoạch marketing truyền thông: Bộ phận marketing cần làm nổi bật các chiến thuật, chiến dịch và các kênh quảng cáo trên phương tiện truyền thông.
- Mẫu kế hoạch marketing nội dung: Bao gồm các chiến thuật, chiến lược khác nhau, trong đó bộ phận marketing sẽ sử dụng nội dung nhằm quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Marketing 4Ps là gì?
Marketing mix (hay marketing hỗn hợp, Marketing 4Ps) là tập hợp các công cụ tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm giúp doanh nghiệp đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu.
Marketing mix được phân loại theo mô hình 4P gồm có 4 công cụ:
- Product (sản phẩm): khả năng đáp ứng khách hàng của sản phẩm? Sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ? Cách thức sử dụng sản phẩm như thế nào?
- Price (giá): giá trị sản phẩm đã tương xứng với chất lượng không? Giá cả hướng đến nhóm đối tượng nào? Giá so với thị trường? Có nên giảm giá không?
- Place (kênh phân phối): Hình thức bán hàng? Địa điểm bán hàng đã phù hợp chưa? Bán trực tiếp hay giao nhà phân phối?
- Promotion (quảng bá): Hình thức marketing phù hợp? Chính sách khuyến mãi nào phù hợp?
Qua thời gian, mô hình chiến lược 4p này được phát triển thành marketing 7Ps theo sự cải tiến của marketing hiện hành.
Hiểu rõ chiến lược marketing mix 4p là gì để có những chiến lược tiếp cận khách hàng đúng đắn của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.
3. Quy trình xây dựng mẫu kế hoạch Marketing cụ thể
Xây dựng mẫu kế hoạch marketing cụ thể đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các bước sau đây:
3.1 Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu là bước đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện khi xây dựng kế hoạch marketing. Mục tiêu đóng vai trò định hướng lộ trình, giúp doanh nghiệp không đi sai hướng. Bên cạnh đó, mục tiêu còn là động lực để mỗi một nhân viên nói riêng cũng như toàn thể doanh nghiệp phấn đấu đạt được.
Phương pháp OKRs có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc xác định mục tiêu của kế hoạch Marketing thông qua những mục tiêu và kết quả chính đầy động lực và mang tính thực tế cao. Tuy nhiên, để có thể khai thác tối đa giá trị mà OKRs mang lại, bạn cần một công cụ phù hợp có thể hỗ trợ.
Bộ giải pháp quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo giúp bạn có thể triển khai hiệu quả phương pháp OKRs trên không gian được tích hợp đầy đủ mọi thứ liên quan đến OKRs. Không những thế, bộ phần mềm fOKRs hoàn toàn TINH GỌN, DỄ SỬ DỤNG và TẠO ĐỘNG LỰC cho nhân sự.
3.2 Xây dựng KPIs cho kế hoạch
Xây dựng KPIs giúp doanh nghiệp dự lường trước được hiệu quả thực hiện kế hoạch. Từ kết quả dự báo, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược, tối ưu hóa kế hoạch marketing.
Chính vì thế xây dựng KPIs cho kế hoạch là bước tiếp theo mà doanh nghiệp phải thực hiện sau khi xác định được mục tiêu.
3.3 Xác định tệp khách hàng mục tiêu
Nhóm khách hàng mục tiêu sẽ được chọn lọc nhằm điều hướng chiến lược sao cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của khách hàng. Điều này giúp rút ngắn được khoảng cách giữa doanh nghiệp và khách hàng, tăng khả năng tiếp cận thành công.
Có nhiều cách xác định tệp khách hàng mục tiêu như: sử dụng phần mềm bán hàng, thông qua kho lưu trữ thông tin khách hàng, khảo sát, …
3.4 Lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh tiếp thị online như: facebook, youtube, instagram, … Và dĩ nhiên, các kênh tiếp thị truyền thống như: sách, báo, ấn phẩm tạp chí,… cũng là mảnh đất màu mỡ để bạn tiếp cận được khách hàng.
3.5 Rà soát lại kế hoạch
Mẫu kế hoạch marketing cụ thể hoàn chỉnh phải qua nhiều lần sửa chữa bổ sung vì thế bước rà soát lại kế hoạch là không thể thiếu. Rà soát lại kế hoạch có thể thông qua việc trao đổi giữa các bộ phận có liên quan hoặc đưa ra áp dụng thử nghiệm tại các chiến dịch nhỏ. Như vậy, mọi thiếu sót, không phù hợp được kịp thời phát hiện để sửa chữa.
3.6 Dự trù chi phí
Chi phí đầu tư cho các chiến lượng marketing là con số khá lớn (thường chiếm 20% doanh thu). Vì thế, cần tính toán mức chi phí dự trù nhằm hạn chế tình trạng thụ động trong phân bổ chi phí. Những khoản chi phí chủ yếu trong kế hoạch marketing có thể kể ra như: Phát triển nội dung, thuê chuyên gia tư vấn và chi trả cho các kênh truyền thông,…
3.7 Xác định các đối thủ cạnh tranh
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, vì thế, các doanh nghiệp cần đầu tư cho hoạt động tìm hiểu đối thủ. Hiểu rõ về đối thủ của mình, doanh nghiệp mới có thể tạo nên những kế hoạch marketing mới mẻ không đi theo lối mòn của các doanh nghiệp trước. Làm tốt vấn đề này tạo nên nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho doanh nghiệp, giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng và chiếm được thị phần cao.
4. Mẫu kế hoạch marketing 4p
Dưới đây là một số mẫu kế hoạch marketing cụ thể được nhiều doanh nghiệp áp dụng và đánh giá cao:
4.1 Mẫu kế hoạch mục tiêu tiếp thị

4.2 Mẫu sáng kiến thị trường

4.3 Mẫu thị trường mục tiêu
Hồ sơ phân tích thị trường mục tiêu | |||||||||||
Địa lý | Nhân khẩu học | Hành vi | Tâm lý học | ||||||||
Khu vực, vị trí của phân khúc | Đặc điểm nhân khẩu học | Những hành vi tiêu biểu của phân khúc | Tâm lý học của phân khúc này | ||||||||
Size | Tiềm năng tăng trưởng | ||||||||||
Độ phủ của phân khúc | Tiềm năng phát triển của phân khúc | ||||||||||
Hoạt động cạnh tranh | Rủi ro | ||||||||||
Công ty cạnh tranh | Khả năng thành công trong việc phục vụ phân khúc là bao nhiêu? | ||||||||||
Cách tiếp cận | |||||||||||
Làm thế nào để bạn thành công khi tiếp thị phân khúc này? |
4.4 Mẫu phân tích thị trường

4.5 Mẫu phân tích điểm mạnh điểm yếu
PHÂN TÍCH THEO MÔ HÌNH SWOT | |||||||||||||||
Strengths | Weaknesses | ||||||||||||||
Your advantages | Areas for improvement | ||||||||||||||
Opportunities | Threats | ||||||||||||||
Situations to apply your advantages | Where you are at risk |
5. Ưu và nhược điểm của mô hình 4P marketing
5.1 Ưu điểm
- Tương tác dễ dàng với khách hàng
Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận biết được công chúng đang nghĩ gì về chiến lược marketing hay về thương hiệu qua các trang mạng xã hội.
Nếu các bài đăng về thương hiệu được chia sẻ rộng rãi, tích cực thì chiến lược của bạn đang đi đúng hướng và có sự tiếp cận tốt đối với người tiêu dùng.
- Dễ dàng đo lường các thông số
Thông số liệu được thể hiện rõ ràng, chi tiết qua các kênh truyền thông đại chúng. Điều này giúp doanh nghiệp biết được kết quả tiếp cận khách hàng của các chiến dịch quảng bá thương hiệu. Qua đó tạo động lực cho các chiến lược kế tiếp.
- Dễ dàng tiếp cận được công chúng mục tiêu thông minh
Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng mục tiêu hơn thông qua các công cụ được dùng trong marketing hiện đại.
5.2 Nhược điểm
- Dễ tạo cảm giác phiền
Những gì tìm kiếm trên Internet đều bị theo dõi, gợi ý dẫn đến sự khó chịu cho khách hàng.
- Dễ bị bỏ qua
Hình thức Marketing hiện đại giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng và tiện lợi. Tuy nhiên, quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng rất dễ bị bỏ qua.
- Cạnh tranh khốc liệt
Doanh nghiệp cần sáng tạo không ngừng những nội dung, thay đổi liên tục để không bị tụt lại so với đối thủ cạnh tranh. Do đó, chiến lược vững vàng, tiềm lực tài chính tốt rất quan trọng trong cuộc chiến Marketing hiện đại.
Nắm được ưu điểm và nhược điểm của chiến lược marketing 4p là gì để vận dụng linh hoạt cho các chiến dịch của doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết về Mẫu kế hoạch marketing 4p [Chi tiết 2023] mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận