Khởi đầu từ năm 1961, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam đã vượt qua chặng đường 60 năm đầy cam go, thử thách để đạt được những thành tựu đáng tự hào. Những thành công này đã và đang tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và toàn xã hội. Vậy kế hoạch hóa gia đình là gì, mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nha!
I. Kế hoạch hóa là gì?
Kế hoạch hóa gia đình là quá trình kiểm soát khả năng sinh con, điều chỉnh khoảng cách sinh con và số con trong gia đình. Có rất nhiều cách ngừa thai an toàn và hiệu quả, giúp các cặp vợ chồng thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.
Kế hoạch hóa gia đình bao gồm việc sử dụng cách ngừa thai tự nhiên, các biện pháp tránh thai, cách ngừa thai ngoài ý muốn và cả những cố gắng giúp cho các cặp vợ chồng khó sinh đẻ có thể mang thai.
Tại Điều 9 Pháp lệnh dân số năm 2003, có quy định:
1. Kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
2. Biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình bao gồm:
a) Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
b) Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình bảo đảm chất lượng, thuận tiện, an toàn và đến tận người dân;
c) Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu rộng trong nhân dân.
3. Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án về kế hoạch hoá gia đình; ưu tiên đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và người chưa đến tuổi thành niên.
Nếu như trước đây, chính sách hóa gia đình chưa được phổ cập rộng rãi, các gia đình Việt thường xuyên phải đối mặt với các vấn nạn đông con, điều kiện thiếu thốn khiến tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng gia tăng nhanh chóng. Thậm chí, tỷ lệ tử vong ở mẹ và bé trong quá trình sinh rất cao... Tuy nhiên, từ sau khi tuyên truyền và áp dụng kế hoạch hóa gia đình cho đến nay thì tình trạng nói trên đã được cải thiện đáng kể, bên cạnh đó còn đạt được những thành tựu đáng khen ngợi, đặc biệt là công tác nâng cao chất lượng đời sống người dân.
II. Nguyên nhân phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình
Tổng kết số liệu thống kê của tổng cục dân số Việt Nam trong những năm trở lại đây cho thấy, với việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa mỗi gia đình chỉ sinh 1 đến 2 con, quy mô về dân số ở nước ta đang dần bước vào sự ổn định dần và cho đến thời điểm hiện tại Việt Nam đang nằm trong số 5 nước đang phát triển có mức độ bình ổn về dân số tốt nhất.
➮ Giảm tối đa số sinh: Nếu thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình, nhờ đó giảm được tỷ lệ tử vong ở người mẹ do sinh nở nhiều lần. Đồng thời, tránh được tình trạng phá thai ngoài ý muốn, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng như giảm vô sinh và mang thai bên ngoài tử cung.
➮ Giảm nhẹ gánh nặng gia đình: Công tác này cũng sẽ hỗ trợ làm giảm bớt phần nào gánh nặng về gia đình, có nhiều thời gian chăm sóc và nuôi dạy con cái tốt hơn, cũng như điều kiện tham gia vào công tác xã hội. Để từ đó khiến cho cuộc sống gia đình hạnh phúc, chất lượng cuộc sống được nâng cao.
➮ Sự ổn định về cuộc sống: Với các cặp vợ chồng trẻ, nguồn kinh tế chưa ổn định thì việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp có kế hoạch sinh đẻ phù hợp với hoàn cảnh, có hoạch định về cuốc sống và trẻ sinh ra có đủ điều kiện học tập, công tác, nuôi dạy con ngoan khỏe, có ích cho xã hội.
➮ Riêng với những đối tượng ở tuổi thanh thiếu niên, kế hoạch hóa gia đình cung cấp cho họ những thông tin hữu ích về giới tính, kiến thức tốt nhất về sức khỏe sinh sản, giáo dục về vấn đề tình dục an toàn để ngừa thai ngoài ý muốn và kiến thức để phòng tránh được các bệnh lý lây nhiều qua đường tình dục không an toàn.
➮ Trường hợp chị em trên 40 tuổi, thực hiện kế hoạch hóa gia đình sẽ giúp họ nhận thức được sự nguy hiểm ở lứa tuổi này, cụ thể như sinh con sẽ gia tăng tỉ lệ bất thường ở trẻ, tăng cao nguy cơ bị tử vong, mắc bệnh lý cho cả mẹ lẫn bé...
II. Quy định về kế hoạch hóa gia đình hiện nay.
Ngày 19/11/2020, Thủ tướng ban hành Quyết định 1848/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.
Theo đó, mục tiêu mà Chương trình đặt ra như sau:
- 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng;
Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đạt 50% năm 2025, đạt 52% năm 2030 và giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn.
- 75% cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 90% năm 2030;
- Trên 95% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số, nhân viên y tế thôn bản vào năm 2025, đạt 100% năm 2030;
- 75% trạm y tế thuộc vùng mức sinh cao đủ khả năng cung cấp các biện pháp tránh thai vào năm 2025, đạt 95% năm 2030;
- Trên 95% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai; hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về kế hoạch hóa gia đình hiện nay. Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận