Kê biên là gì? (Cập nhật 2024)

Kê biên là gì? Kê biên là một trong những biện pháp bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc nhằm ngăn chặn khi các bên tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản, bên cạnh các biện pháp khác như áp giải, dẫn giải, phong tỏa tài khoản. Hãy cùng ACC theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết về kê biên là gì. Mời các bạn cùng theo dõi.
kê biên là gì
Kê biên là gì

1. Kê biên là gì?

Kê biên tài sản là một trong những biên pháp cưỡng chế do cơ quan thi hành án tiến hành kiểm kê, lập danh sách tài sản thuộc sở hữu của bị can, bị cáo hoặc người có trách nhiệm theo bản án, quyết định của Toà án.

2. Kê biên theo quy định của tố tụng hình sự

Kê biên chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

Căn cứ tại Điều 128 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì việc kê biên tài sản theo quy định về tố tụng hình sự chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại.

Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản.

Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người sau đây:

  • Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo; đối với pháp nhân thì là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
  • Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
  • Người chứng kiến.

Thủ tục kê biên

Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản kê biên được lập thành 04 bản, trong đó:

  • Một bản được giao ngay cho bị can, bị cáo hoặc pháp nhân sau khi kê biên xong.
  • Một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên.
  • Một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
  • Một bản đưa vào hồ sơ vụ án.

3. Kê biên theo quy định của tố tụng dân sự

Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.

Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa án.

Thủ tục kê biên

  • Trước khi kê biên tài sản là bất động sản:

Trong thời hạn ít nhất là 03 ngày làm việc, chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

  • Khi kê biên tài sản:

Việc kê biên tài sản phải lập biên bản và có chữ ký, ghi rõ các thông tin cần thiết như giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên chấp hành viên, đương sự, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng.

Trên đây là một số thông tin pháp lý liên quan đến kê biên là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích để bạn tham khảo thêm về vấn đề này. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ từ Công ty Luật ACC, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức dưới đây - ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo