Thủ tục kinh doanh sản xuất mũ bảo hiểm xe mô tô, xe gắn máy (Cập nhật 2024)

Mũ bảo hiểm là một vật dụng rất phổ biến, đặc biệt tại quốc gia với phương tiện giao thông chính là xe mô tô, xe gắn máy như nước ta. Với nhu cầu sử dụng thường xuyên và số lượng lớn như vậy, kinh doanh sản xuất mũ bảo hiểm xe mô tô, xe gắn máy vẫn đang là lựa chọn thu hút không ít các thương nhân.

Kinh doanh mũ bảo hiểm là hoạt động bao gồm sản xuất, nhập khẩu, phân phối mũ bảo hiểm tại thị trường trong nước. Ngoài việc nhập khẩu các loại mũ bảo hiểm từ nước ngoài, hiện nay các mẫu mã và chất lượng của mũ bảo hiểm xe mô tô, xe gắn máy trong nước cũng đang dần được ưa chuộng. Sản xuất mũ bảo hiểm xe mô tô, xe gắn máy bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất và lắp ráp ra sản phẩm mũ bảo hiểm hoàn chỉnh.

Thủ tục kinh doanh sản xuất mũ bảo hiểm xe mô tô, xe gắn máyThủ tục kinh doanh sản xuất mũ bảo hiểm xe ô tô, xe gắn máy

1. Để kinh doanh sản xuất mũ bảo hiểm cho xe mô tô, xe gắn máy, cơ sở cần đáp ứng một số điều kiện về sản xuất mũ bảo hiểm:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.
  • Có tối thiểu 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khoa học, kỹ thuật trở lên, được ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Cơ sở vật chất, kỹ thuật:

Nhà xưởng:

  • Địa điểm sản xuất phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng;
  • Có diện tích mặt bằng để lắp đặt trang thiết bị sản xuất, kiểm tra chất lượng.

Trang thiết bị sản xuất:

Trang thiết bị của dây chuyền sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất mũ bảo hiểm có chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, bao gồm: - Thiết bị ép (đúc/đùn) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất vỏ mũ; thiết bị ép (đúc) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất lớp hấp thụ xung động (mút xốp);

  • Thiết bị dập (tán) đinh tán (dùng để ghép các cụm chi tiết);
  • Hoặc thiết bị đồng bộ đáp ứng yêu cầu của các thiết bị nêu trên.

Trang thiết bị kiểm tra chất lượng:

  • Có phòng thử nghiệm hoặc thuê của tổ chức, doanh nghiệp khác, đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của mũ bảo hiểm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
  • Phòng thử nghiệm phải có năng lực đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025.

Sau khi đáp ứng các điều kiện như nêu trên, để chính thức đi vào hoạt động kinh doanh sản xuất mũ bảo hiểm xe mô tô, xe gắn máy doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.

2. Thẩm quyền, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm

Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền cấp mới nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm cho doanh nghiệp đáp ứng điều kiện theo quy định.

3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.

Đối tượng thực hiện:

Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mũ bảo hiểm xe mô tô, xe gắn máy.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu;
  • Các tài liệu, quy trình xây dựng chứng minh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.

Trường hợp đã có Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo quy định, doanh nghiệp nộp bản sao Giấy chứng nhận.

  • Hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, bản sao bằng tốt nghiệp theo quy định;
  • Danh mục các trang thiết bị sản xuất mũ bảo hiểm;
  • Danh mục các thiết bị kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm;
  • Các tài liệu, quy trình xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của phòng thử nghiệm đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025.

Trường hợp đã có Chứng chỉ công nhận phù hợp tiêu chuẩn theo quy định, doanh nghiệp nộp bản sao Chứng chỉ công nhận.

Trường hợp thuê thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng mũ bảo hiểm, doanh nghiệp nộp bản sao hợp đồng ký kết với tổ chức thử nghiệm có năng lực đáp ứng theo quy định.

4. Hình thức nộp hồ sơ

Doanh nghiệp lập 01 bộ hồ sơ theo quy định và nộp theo một trong các hình thức sau:

  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, bản sao các chứng chỉ, tài liệu quy định chưa được chứng thực thì phải có bản chính để đối chiếu.
  • Trường hợp hồ sơ được gửi qua bưu điện, doanh nghiệp phải nộp bản sao đã được chứng thực các chứng chỉ, tài liệu quy định.
  • Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, thực hiện theo hình thức dịch vụ công trực tuyến.

5. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm

  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung;
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp theo mẫu. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do;
  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có nội dung không hợp lệ hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định tại trụ sở và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp có yếu tố khách quan, đoàn thẩm định báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, quyết định được kéo dài thời gian thẩm định nhưng không quá 07 ngày làm việc;
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định và kết quả khắc phục, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp theo mẫu.
  • Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

6. Kết quả thực hiện

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo