Thủ tục kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ (Cập nhật 2023)

Nền kinh tế tri thức càng phát triển, con người càng chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm mình tạo ra và có ý thức nhằm bảo vệ nó. Từ đó, các tác giả, nhà sáng tạo, phát minh bắt đầu tìm đến với các đơn vị dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm quyền cho sản phẩm của mình.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Hiện nay, dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta chủ yếu trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan và đại diện sở hữu công nghiệp: trong đó gồm tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và cá nhân hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp trong tổ chức đó.

Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
  • Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
  • Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.

Thủ tục kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệKinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ 

Các đơn vị kinh doanh dịch vụ đại diện quyền sở hữu trí tuệ cần đáp ứng các điều kiện:

1. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

  • Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
  • Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
  • Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

2. Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

  • Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện các hoạt động sau đây theo yêu cầu của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan:
    • Tư vấn những vấn đề có liên quan đến quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;
    • Đại diện cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo uỷ quyền;
    • Tham gia các quan hệ pháp luật khác về quyền tác giả, quyền liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo uỷ quyền.

3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;
  • Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
  • Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

4. Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;
  • Hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây thì được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

  • Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Thường trú tại Việt Nam;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học;
  • Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ 5 năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia/ quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
  • Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
  • Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

5. Phạm vi hoạt động

  • Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện các dịch vụ trong phạm vi được uỷ quyền và được phép uỷ quyền lại cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác, nếu được sự đồng ý bằng văn bản của người uỷ quyền.
  • Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có quyền từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu đã chuyển giao một cách hợp pháp công việc đại diện chưa hoàn tất cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.
  • Đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hoạt động sau đây:
    • Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp với nhau về quyền sở hữu công nghiệp;
    • Rút đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ,tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ,rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu không được bên uỷ quyền đại diện cho phép;
    • Lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

6. Thủ tục ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện kinh doanh, hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định và phải nộp phí, lệ phí theo quy định.

Hồ sơ yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp phải gồm các tài liệu sau đây:

  • 02 bản Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo mẫu;
  • Danh sách thành viên có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của tổ chức; có kèm theo bản sao quyết định tuyển dụng/hợp đồng lao động đối với từng thành viên nói trên;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ đăng ký hoạt động của tổ chức;
  • Bảng phí dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của tổ chức;
  • Văn bản uỷ quyền đại diện của người đứng đầu tổ chức cho một trong các thành viên trong danh sách nêu trên (nếu cần);
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành việc xem xét hồ sơ đề nghị ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tương tự như thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo