Kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay và trang thiết bị tàu bay (Cập nhật 2024)

Kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay và trang thiết bị tàu bay
Kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay và trang thiết bị tàu bay

Nhà đầu tư muốn tiến hành đầu tư kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay và trang thiết bị tàu bay cần đáp ứng điều kiện của pháp luật Việt Nam. Để giúp nhà đầu tư có ý định kinh doanh ngành dịch vụ này tại Việt Nam, Công ty ACC xin có một số hướng dẫn cụ thể sau:

1. Bảo dưỡng tàu bay là gì?

Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay được định nghĩa tại Khoản 20 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BGTVT quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay là khu vực phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; bao gồm sân đỗ tàu bay, công trình, nhà xưởng, bãi đỗ phương tiện và hệ thống đường giao thông nội bộ.

2. Điều kiện cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam

Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng.

Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng.

  • a) Có đội ngũ nhân viên bảo dưỡng được đào tạo về chuyên môn, về an toàn hàng không theo các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công.
  • b) Có các trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm sử dụng trong sản xuất hoặc để xác định tính đủ điều kiện bay được hiệu chuẩn đáp ứng các tiêu chuẩn được chấp thuận và có khả năng truy nguyên tới các tiêu chuẩn do tổ chức thiết kế của trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm đó.
  • c) Có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng.
  • d) Có bộ máy điều hành được đào tạo phù hợp với năng lực về hàng không dân dụng cho các vị trí: Quản lý bảo dưỡng nội trường, quản lý bảo dưỡng ngoại trường, quản lý xưởng bảo dưỡng thiết bị, quản lý đảm bảo chất lượng.

Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.

Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam đối với tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam.

3. Điều kiện của cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam

  • Có cơ sở thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn đáp ứng đủ các yêu cầu về tổ chức bộ máy; cơ sở vật chất; điều kiện làm việc; quy trình chế tạo, thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng, thử nghiệm; vật liệu sử dụng; đội ngũ nhân viên theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.
  • Điều này chỉ áp dụng đối với trường hợp thiết kế, sản xuất hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam theo Giấy chứng nhận loại do Cục Hàng không Việt Nam cấp.

4. Thủ tục thành lập công ty dịch vụ bảo dưỡng tàu bay và trang thiết bị tàu bay

Điều kiện đầu tư đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài:

Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

  • WTO, FTAs: Tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế là không hạn chế, có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

Theo pháp luật Việt Nam:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng.

Quy trình thành lập công ty:

Bước 1: Đăng ký đầu tư

Theo quy định của Luật đầu tư năm 2014, nhà đầu tư nước người khi thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam cần thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
  • Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài;

Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày Sở kế hoạch và Đầu tư nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng kí đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lí do.

Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp

Căn cứ theo Luật doanh nghiệp hiện hành, việc thành lập doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc danh sách cổ đông của công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực:
    • Giấy CMND, còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
    • Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, văn bản uỷ quyền của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức ;
    • Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.

Thời hạn giải quyết: 05 – 07 ngày làm việc.

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Xin Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng

Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng:

  • Có đội ngũ nhân viên bảo dưỡng được đào tạo về chuyên môn, về an toàn hàng không theo các nhiệm vụ và trách nhiệm được phân công;
  • Có các trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm sử dụng trong sản xuất hoặc để xác định tính đủ điều kiện bay được hiệu chuẩn đáp ứng các tiêu chuẩn được chấp thuận và có khả năng truy nguyên tới các tiêu chuẩn do tổ chức thiết kế của trang thiết bị, dụng cụ thử nghiệm đó;
  • Có tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng;
  • Có bộ máy điều hành được đào tạo phù hợp với năng lực về hàng không dân dụng cho các vị trí: Quản lý bảo dưỡng nội trường, quản lý bảo dưỡng ngoại trường, quản lý xưởng bảo dưỡng thiết bị, quản lý đảm bảo chất lượng.

Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hàng không dân dụng.

Cơ quan giải quyết: Cục Hàng không Việt Nam

Trên đây là quy định của pháp luật. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với công ty ACC để được tư vấn rõ hơn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo