Kinh doanh dịch vụ hàng không hiện nay đang là một ngành nghề kinh doanh thiết yếu và ngày càng phổ biến tại các cảng hang không. Tuy nhiên đối với những cá nhân, tổ chức kinh doanh thì điều kiện cũng như thủ tục để thực hiện kinh doanh ngành nghề này vẫn còn mơ hồ và nhiều khúc mắc. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Thủ tục kinh doanh dịch vụ hàng không mặt đất 2023”.
1. Khái niệm về dịch vụ hàng không mặt đất
- Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng quy định: Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay là những dịch vụ liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay, khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động bay được thực hiện tại cảng hàng không, sân bay
- Tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 92/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung quy định thủ tục cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không
2. Các dịch vụ hàng không mặt đất
Dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
- Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách;
- Dịch vụ khai thác khu bay;
- Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa;
- Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không;
- Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất;
- Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không;
- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không;
- Dịch vụ kỹ thuật hàng không;
- Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không.
3. Điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không mặt đất
Phù hợp với quy hoạch chi tiết cảng hàng không, sân bay, khả năng đáp ứng kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay.
Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tổ chức bộ máy bảo đảm việc cung ứng các dịch vụ hàng không liên quan tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
- Có đội ngũ nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác tại cảng hàng không, sân bay theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng;
- Đáp ứng các điều kiện, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật khác có liên quan;
Điều kiện về vốn
Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay:
- Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: 30 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hóa: 30 tỷ đồng Việt Nam;
- Kinh doanh dịch vụ cung cấp xăng dầu: 30 tỷ đồng Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khai thác nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, dịch vụ xăng dầu hàng không, dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, dịch vụ khai thác khu bay, tỷ lệ vốn góp của cá nhân, tổ chức nước ngoài không được quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
4. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ hàng không mặt đất
Cá nhân, tổ chức đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép theo Mẫu
- Bản chính văn bản xác nhận vốn;
- Tài liệu giải trình của doanh nghiệp về bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không theo quy định của pháp luật.
5. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ hàng không mặt đất
Bước 1: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép;
- Các tài liệu có liên quan đến việc thay đổi nội dung giấy phép (nếu có).
Bước 2: Xử lý hồ sơ:
- Đối với giấy phép cấp lại do thay đổi nội dung: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trường hợp không cấp phải gửi văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
- Đối với giấy phép cấp lại do bị mất, rách, hỏng: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp lại giấy phép hoặc thông báo bằng văn bản lý do từ chối cấp cho người đề nghị.
Bước 3: Cục Hàng không Việt Nam thông báo về việc cấp lại giấy phép cho Cảng vụ hàng không để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát.
Nội dung bài viết:
Bình luận