Chế phẩm sinh học là những chế phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như: rong rêu, tảo biển, tỏi, ớt… rất an toàn, thân thiện với con người và môi trường. Vì lợi ích kinh tế được đáp ứng cùng với lợi ích môi trường, ngày càng nhiều các doanh ghiệp kinh doanh chế phẩm sinh học xử lý rác thải. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về thủ tục kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải.
1. Điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải
Tổ chức, cá nhân kinh doanh, nhập khẩu chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải phải được cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học do Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp theo quy định
2. Nội dung giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học
Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải quy định rõ các nội dung:
- Tên chế phẩm sinh học đăng ký.
- Số lượng chế phẩm sinh học được phép lưu hành.
- Thành phần các hoạt chất, vi sinh vật (tên khoa học, nồng độ, mật độ) trong chế phẩm.
- Cơ sởsản xuất (tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ).
- Cơ sởđăng ký (tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ).
- Phương pháp sử dụng, thời hạn sử dụng chế phẩm sinh học.
- Quy cách đóng gói chế phẩm sinh học.
3. Hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học (Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép về kinh doanh chế phẩm sinh học xử lý rác thải)
Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản sao Giấy đăng kýdoanh nghiệp (nếu có).
- Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) phiếu kết quả kiểm nghiệm hoặc phân tích chất lượng chế phẩm sinh học của đơn vị có chức năng kiểm định trong nước hoặc nước ngoài.
- Bản giới thiệu chế phẩm sinh học theo mẫu quy định tại Phụ lục IIban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) biên bản đánh giá của Hội đồng khoa học cấp quản lý đối với những chế phẩm sinh học là kết quả đề tài nghiên cứu khoa học (nếu có).
- Kết quả khảo nghiệm chế phẩm sinh học (nếu có).
- Nhãn, hình thức bao gói chính thức đề nghị lưu hành kèm theo tờ hướng dẫn bảo quản, sử dụng chế phẩm sinh học và những cảnh báo rủi ro đối với sức khỏe con người và sinh vật.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) văn bằng bảo hộ sáng chế hoặc bản cam kết không vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ đối với các chế phẩmsản xuất trong nước đề nghị đăng ký lưu hành.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trường hợptổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp) giấy phép lưu hành chế phẩm sinh học do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất cấp đối với chế phẩm sinh học nhập khẩu.
- Kế hoạch khảo nghiệm chi tiết, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: nội dung khảo nghiệm, thời gian, địa điểm và cơ quan khảo nghiệm đối với chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm được công nhận.
4. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học (Trình tự, thủ tục đề nghị cấp giấy phép về kinh doanh chế phẩm sinh học xử lý rác thải
Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân lập 07 bộ hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học theo quy định gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Môi trường để tổ chức xem xét, đánh giá, cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học.
Bước 2: Tiếp nhận và xem xét hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Tổng cục Môi trường có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký để chỉnh sửa, bổ sung.
Bước 3: Thông báo về chương trình giám sát (Nếu có)
. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, đối với các chế phẩm sinh học chưa có kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản về chương trình giám sát, kiểm tra theo các nội dung của kế hoạch khảo nghiệm chi tiết của tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học.
Bước 4: Đánh giá hồ sơ
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc kết quả khảo nghiệm chế phẩm quy định tại khoản 3 Điều này, Tổng cục Môi trường thành lập, tổ chức họp Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá hồ sơ đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
Bước 5. Cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Hội đồng thông qua kết quả và không phải chỉnh sửa, bổ sung, Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học;
- Trường hợp Hội đồng thông qua có chỉnh sửa, bổ sung, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thiện của tổ chức, cá nhân, Tổng cục Môi trường xem xét, quyết định cấp giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học;
- Trường hợp Hội đồng không thông qua, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng, Tổng cục Môi trường thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học biết và nêu rõ lý do.
5. Căn cứ pháp lý
Nghị định 60/2016/NĐ-CP.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến thủ tục kinh doanh chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải. Trước khi tiến hành kinh doanh, các cơ sở kinh doanh cần tìm hiểu các quy định của pháp luật để việc kinh doanh được hiệu quả và hợp pháp.
Nội dung bài viết:
Bình luận