KCS trong xây dựng là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

Thuật ngữ KCS được xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội. Trong phạm vi bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc về KCS trong xây dựng, mời bạn theo dõi bài viết KCS trong xây dựng là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

Kcs Trong Xây Dựng Là Gì (cập Nhật 2022) Luật Acc

KCS trong xây dựng là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC

1. KCS là gì?

KCS chính là viết tắt từ 3 chữ cái đầu tiên của cụm từ: Kiểm tra (K) – Chất lượng (C) – Sản Phẩm (S). Như vậy, KCS là việc kiểm tra tuân thủ quy trình, công nghệ, kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm, dịch vụ theo đúng quy định  của doanh nghiệp trước khi được phân phối ra thị trường.

Các sản phẩm không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật có thể được đưa vào tái chế và sửa chữa, loại bỏ hoàn toàn, hoặc bán cho khách hàng với mức giá rẻ hơn nhiều lần. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc rất nhiều các yếu tố: tình trạng hiện tại của sản phẩm (dịch vụ), mức độ chấp nhận được của chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay chính sách xử lý sản phẩm (dịch vụ) bị lỗi của doanh nghiệp và khả năng thiệt hại về kinh tế của sản phẩm, dịch vụ bị lỗi,…

Xem theemm bài viết Quy định an toàn trong xây dựng

2. KCS trong xây dựng là gì?

Nhân viên KCS trong lĩnh vực xây dựng là những người chịu trách nhiệm chính về chất lượng của công trình, thông qua việc kiểm tra và đánh giá quá trình thi công có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra hay không.

Công việc của KCS trong lĩnh vực xây dựng rất nhiều và thường có tính phức tạp cao, nó bắt đầu từ việc lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào như: sắt, thép, xi măng, bê tông, v.v…; tính toán định mức phù hợp cho mỗi nguyên liệu đó; sử dụng hiệu quả nguyên liệu ở trong quá trình thi công; đảm bảo yếu tố vận hành trơn tru của các loại máy móc cũng như phương tiện chuyên dụng, v.v… cho đến đôn đốc công nhân thực hiện tốt quy định về an toàn lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ với môi trường và xã hội, v.v…

Công việc của nhân viên KCS chưa bao giờ là dễ dàng, do đó cần phải là những người có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu sắc quy trình quản lý chất lượng ngành nghề, tinh thần trách nhiệm luôn ở mức cao nhất, luôn nhạy bén linh hoạt trong xử lý tình huống phát sinh, v.v… thì mới có thể đảm nhận tốt công việc KCS phức tạp này.

Đối với mỗi ngành nghề riêng biệt đều có hệ thống “từ ngữ” chuyên môn đi liền. Điều này góp phần thể hiện các đặc điểm riêng, hay công việc đặc thù mà ngành nghề quy định.

Xây dựng được xem là ngành nghề có nhiều thuật ngữ phức tạp nhất hiện nay. Trong số đó phải kể đến KCS là gì – thuật ngữ có ý nghĩa quan trọng và quyết định chất lượng của sản phẩm (dịch vụ) đầu ra của mỗi doanh nghiệp.

Điều này được mô phỏng như: Sản phẩm, dịch vụ đó của doanh nghiệp có được thị trường chấp nhận hay không, khách hàng có tiếp tục tiêu dùng sản phẩm (dịch vụ) đó hay không, phụ thuộc rất nhiều vào quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc: doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao và nỗ lực hoàn thiện quy trình KCS để tạo ra sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng tốt nhất, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Như vậy, KCS có ý nghĩa to lớn và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

3. Hồ ѕơ quản lý chất lượng trong xây dựng

Hồ ѕơ quản lý chất lượng bao gồm một số công ᴠiệc sau đây:

- Bản ᴠẽ hoàn công các hạng mục ᴠà toàn bộ công trình

- Các chứng chỉ kỹ thuật хuất хưởng хác nhận chất lượng ᴠật liệu ѕử dụng trong công trình xây dựng.

- Các phiếu kiểm tra хác nhận chất lượng của ᴠật liệu ѕử dụng để thi công trong công trình do tổ chức chuуên môn hoặc tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân, năng lực ᴠà ѕử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn để thực hiện.

- Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng của các công tác хâу dựng, lắp đặt thiết bị. Kèm theo mỗi biên bản đó là bản ᴠẽ hoàn công công tác хâу lắp được nghiệm thu (có kèm theo danh mục biên bản nghiệm thu công tác хâу lắp).

- Biên bản thử ᴠà nghiệm thu các thiết bị thông tin liên lạc và các thiết bị bảo ᴠệ, các thiết bị phòng cháу chữa cháу, nổ.

- Báo cáo của kết quả các thí nghiệm hiện trường.

- Báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng đường hàn của các mối nối gồm: cọc, kết cấu kim loại, đường ống áp lực (dẫn hơi, chất lỏng), bể chứa bằng kim loại,v.v…

- Các tài liệu về đo đạc, quan trắc lún ᴠà biến dạng các hạng mục công trình, toàn bộ công trình ᴠà các công trình lân cận trong phạm ᴠi lún ảnh hưởng trong quá trình хâу dựng (độ lún, độ nghiêng, chuуển ᴠị ngang,v.v… )

- Nhật ký thi công хâу dựng của công trình.

- Biên bản nghiệm thu giai đoạn хâу dựng công trình.

- Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình để bàn giao đưa ᴠào ѕử dụng.

Xem thêm bài viết hồ sơ KCS công trình là gì?

4. Câu hỏi thường gặp

Tất cả nội dung trong hồ sơ quản lý chất lượng công trình là do nhà thầu xây lắp lập? 

Không vì hồ sơ thuộc nội dung của bên nào thực hiện thì bên đó phải có trách nhiệm lập và cung cấp đầy đủ.

Hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ quản lý chất lượng công trình là giống nhau?

Không. Hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình là 1 nội dung chính của Hồ sơ hoàn thành công trình, rất quan trọng.

Phòng KCS là gì?

Trong mỗi doanh nghiệp (hoặc tổ chức), phòng KCS được hiểu là bộ phận chuyên trách trong lĩnh vực kiểm tra tuân thủ các quy định về: thông số kỹ thuật, quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm (dịch vụ) đầu ra.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về KCS trong xây dựng là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất ... để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo