International Marketing là gì? - Luật ACC

Thị trường quốc tế là thị trường không mới nhưng đầy hấp dẫn bởi sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới. Vì thế, việc tiếp thị trên thị trường quốc tế hay International Marketing là một trong các hoạt động được các doanh nghiệp đặt mối quan tâm hàng đầu. Đây là một hoạt động đầy khó khăn nhưng cũng tiềm ẩn những cơ hội và thị trường mới hứa hẹn sẽ mang đến cho doanh nghiệp nguồn doanh thu khổng lồ với International Marketing.

International Marketing

International Marketing là gì?

1. International Marketing là gì?

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ, Marketing quốc tế (tiếng Anh là International Marketing) là một quá trình đa quốc gia lập kế hoạch và thực hiện việc lên ý tưởng, định giá, xúc tiến và phân phối các ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức. Tức là, áp dụng các nguyên tắc Marketing cơ bản để đáp ứng đa dạng nhu cầu và mong muốn của những người cư trú xuyên biên giới quốc gia. Điển hình như lên kế hoạch, ý tưởng, định giá, xúc tiến và phân phối ý tưởng, hàng hoá, dịch vụ. Mục đích là để tạo ra trao đổi các nhu cầu và mong muốn của những người cư trú ngoài biên giới quốc gia mình.

Marketing quốc tế mang bản chất là việc phát triển cũng như thực hiện các chiến lược Marketing ra ngoài phạm vi biên giới thị trường nội địa để giải quyết các câu hỏi sau: Có nên kinh doanh ở thị trường nước ngoài hay không và thâm nhập bằng cách nào? Thị trường quốc gia nào là tiềm năng đối với doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm những ai, họ kinh doanh cái gì, cho ai, tại sao và như thế nào? Thiết kế các chính sách về sản phẩm, giá cả, kênh phân phối và truyền thông như thế nào?

Dịch thuật tài liệu marketing (Cập nhật 2022) - Luật ACC

Gerald Albaum và ctg (2002) đã nhận định rằng Marketing quốc tế là hoạt động Marketing sản phẩm, dịch vụ và thông tin vượt ngoài biên giới,lãnh thổ của một quốc gia. Vì vậy, Marketing quốc tế cũng bao gồm các thành phần tương tự với marketing nội địa như lập kế hoạch, thực hiện truyền thông, phân phối, giá cả,hỗ trợ bán hàng cho các khách hàng mục tiêu của công ty.

2. Đặc điểm của International Marketing 

Tất cả các đặc điểm của marketing hiện đại đều áp dụng cho marketing quốc tế. Tuy nhiên, sau này nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng toàn cầu. Vì thế, International Marketing diễn ra xuyên biên giới.

Do đó, marketing quốc tế có những đặc điểm cụ thể, chẳng hạn như:

Liên quan đến hai hoặc nhiều quốc gia

Các chiến lược tiếp thị độc đáo cho các quốc gia cụ thể

Nó cho phép trao đổi giữa một công ty và khách hàng nước ngoài

Các quyết định được đưa ra có tham chiếu đến môi trường kinh doanh toàn cầu

Các thuật ngữ trong hợp đồng thuê tàu chuyến - Luật ACC

Marketing có tính phổ biến, có thể áp dụng những khái niệm và nguyên tắc Marketing một cách rộng rãi nhưng thị trường và khách hàng lại có sự khác biệt. Do đó, thực hiện Marketing quốc tế phải có sự khác biệt ở quốc gia này so với quốc gia khác. Chúng ta không thể áp dụng mọi kinh nghiệm Marketing từ nước này sang nước khác mà luôn cần sự thay đổi linh hoạt dựa theo nhu cầu của khách hàng, sự khác biệt của đối thủ cạnh tranh, hệ thống phân phối, và truyền thông khác nhau.

3. Các loại hình International Marketing

Marketing quốc tế gồm có 3 dạng:

Marketing Xuất Khẩu (Export Marketing)

Marketing xuất khẩu là hoạt động doanh nghiệp đem hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Marketing xuất khẩu có sự khác biệt so với marketing nội địa đặt ra yêu cầu các nhân viên tiếp thị cần phải nghiên cứu về thị trường kinh tế mới gồm các yếu tố về chính trị, pháp luật, môi trường văn hóa, xã hội để thay đổi chương trình marketing trong nước nhằm đưa sản phẩm, hàng hóa thâm nhập thị trường mới.

Marketing ở nước sở tại (The Foreign Marketing)

Đây là hoạt động Marketing tại quốc gia mà công ty đã thâm nhập. Hoạt động Marketing này phải đối mặt với nhiều loại cạnh tranh mới, sự khác biệt trong cách ứng xử của người tiêu dùng, hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến mãi và mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những môi trường Marketing khác nhau. Các công ty cần phải hiểu và nắm bắt được sự khác biệt ở từng nước để có chính sách phù hợp.

Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing)

Marketing đa quốc gia chú trọng sự phối hợp và tương tác hoạt động Marketing trong nhiều môi trường, quốc gia khác nhau. Do đó, nhân viên marketing phải có kế hoạch và kiểm soát cẩn thận để tối ưu hóa sự tổng hợp để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý nhất cho các chiến lược marketing được vận dụng ở mỗi quốc gia khác nhau.

4. Nội dung của International Marketing

Đánh giá thị trường quốc tế thông qua các yếu tố: Nhu cầu cơ bản, nhu cầu tiềm năng, điều kiện tài chính – kinh tế – văn hoá – xã hội, tác động của chính trị – pháp luật, môi trường cạnh tranh, nghiên cứu thực địa.

Tìm hiểu về phân khúc thị trường: Xác định nhóm khách hàng riêng biệt về động thái mua hành, địa lý, yếu tố tâm lý – xã hội, đặc điểm nhân khẩu, thiết kế marketing hỗn hợp theo từng phân khúc nhằm tối đa doanh số bán ra.

Tham khảo Thị trường mới nổi là gì? - Luật ACC

Đồng thời xem xét phân khúc thị trường cần nhận biết 2 vấn đề là sự khác nhau của phân khúc trong nước và quốc tế. Các chiến lược Marketing quốc tế sẽ có: Chiến lược sản phẩm, phân khối, siêu thị, giá, ưu đãi,….

5. Câu hỏi thường gặp

International Marketing có đồng nghĩa với quản lý xuất khẩu?

Hai khái niệm này tuy có điểm giống nhưng quản lý xuất khẩu chỉ liên quan đến việc quản lý luồng hàng hóa và dịch vụ từ nước sở tại sang nước khác. Mặt khác, International Marketing bao gồm các hoạt động sản xuất, tài chính và nhân sự. Ngoài ra, International Marketing cũng đòi hỏi một số hoạt động sau bán hàng.

Vì sao nên tham gia Marketing quốc tế?

Thị trường trong nước đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa nhiều đối thủ trong cùng một ngành nghề hay lĩnh vực. Thị trường quốc tế tạo cơ hội để các công ty có kể kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm. Cơ hội sinh lời trên thị trường quốc tế cao hơn. Thông qua thương mại điện tử và sự bùng nổ của Internet, người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau có thể trở nên quen thuộc với các thương hiệu ngoại quốc hơn.

Các bước xây dựng chiến lược Marketing quốc tế?

Bước 1: Lựa chọn thị trường mục tiêu

Bước 2: Lựa chọn hình thức xâm nhập vào thị trường

Bước 3: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch Marketing

Bước 4: Thực hiện, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch Marketing quốc tế

Bước 5: Kiểm tra và đánh giá

Qua những thông tin trên, thị trường trong marketing quốc tế được mở rộng và đa dạng hoá không chỉ trong 1 khu vực nhất định nữa mà vì tính xuyên biên giới đã phổ biến tác động của Marketing quốc tế lên các vùng địa lý toàn cầu. Như vậy, chiến lược Marketing quốc tế, do tác động trực tiếp của thị trường, cũng trở nên phức tạp hơn nhiều. Vì Marketing quốc tế bao trùm trên phạm vi địa lí quy mô toàn cầu dẫn đến tiếp cận các nền văn hoá khác nhau, có văn hóa, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, lối sống khác nhau. Người tham gia vào các chiến lược Marketing quốc tế phải sáng tạo, linh hoạt để tiếp cận người tiêu dùng.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo