In mã vạch hải quan tiếng anh là gì? [Chi tiết 2024]

Mã vạch hải quan là mã vạch được in trực tiếp trên tờ khai hải quan, bên trong được mã hóa toàn bộ thông tin liên quan đến hàng hóa được vận chuyển bằng container tại cảng biển mà khi hàng thông quan cán bộ hải quan sẽ quét mã vạch này để kiểm tra đối chiếu.Vậy khái niệm về in mã vạch tiếng Anh là gì bạn đã biết chưa ? Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây nhé !

Ma Vach To Khai Hai Quan

in mã vạch hải quan tiếng anh là gì ?

1. Mã vạch hải quan là gì ? Mục đích của việc in mã vạch hải quan ra sao ?

Mã vạch hải quan là mã vạch được in trực tiếp trên tờ khai hải quan, bên trong được mã hóa toàn bộ thông tin liên quan đến hàng hóa được vận chuyển bằng container tại cảng biển mà khi hàng thông quan cán bộ hải quan sẽ quét mã vạch này để kiểm tra đối chiếu.

Việc này giúp giảm áp lực cho quy trình làm việc tại hải quan, giảm thời gian chờ và thụ lý thủ tục, có tác động trực tiếp tới lưu thông hàng hóa trong và ngoài nước.

Theo công văn 8155/TCHQ-VNACCS ngày 30/06/2014 của Tổng cục Hải quan cho phép doanh nghiệp khai báo danh sách container vào hệ thống VNACCS và in mã vạch tờ khai hải quan danh sách container hàng hóa để xuất trình, xác nhận tại khu vực giám sát cửa Hải quan.

- Tác dụng của việc in mã vạch hải quan:

  • Đối với doanh nghiệp: giúp kiểm soát xác nhận thông tin trên tờ khai hải quan với hàng hoá đã qua khu vực giám sát, đảm bảo tính trung thực, chính xác.
  • Đối với cơ quan hải quan: giảm thiểu thời gian kiểm tra, kiểm soát hàng hóa khi thông quan. Hệ thống hóa số liệu chính xác để có cơ sở tính và nộp thuế cho nhà nước.

2. Quy định về lấy mã vạch hải quan

Để lấy được mã vạch hải quan, trước hết bạn cần chuẩn bị đầy đủ những chứng từ cùng thiết bị, phần mềm sau:

  • Chứng từ: hợp đồng ngoại thương, hóa đơn, chi tiết và hình thức đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, chất lượng…
  • Máy tính/laptop có kết nối internet.
  • Chữ ký số (token): Nếu doanh nghiệp của bạn đã có chữ ký số riêng thì có thể dùng luôn mà không phải mua thêm. Các doanh nghiệp mới thành lập thường chưa có chữ ký số thì có thể:
    • Thông qua mua chữ ký số của thương hiệu lớn FPT, VNPT, Viettel…
    • Hoặc tự đăng ký chữ ký số. Để tự đăng ký chữ ký số bạn cần hiểu rõ luật và mất kha khá thời gian, công sức thực hiện. Bên cạnh đó thủ tục cũng sẽ có phần rườm rà, có khả năng sẽ gặp phải sai sót.
  • Phần mềm khai quan điện tử: phần mềm thông quan hàng hóa tự động VNACCS/VCIS được cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp trên website của Tổng Cục Hải quan.

Bước 1: Đăng ký khai quan điện tử:

- Đăng ký chữ ký số cho doanh nghiệp.

- Đăng ký tài khoản trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải quan Truy cập vào trang web chính thức của Tổng cục Hải quan Việt Nam tại đây: https://www.customs.gov.vn/default.aspx

Chọn mục “Đăng ký sử dụng Hệ thống VNACCS cho doanh nghiệp” để tạo tài khoản VNACCS.

- Đăng nhập vào hệ thống VNACCS bằng tài khoản quản trị bạn đã được cấp và thực hiện đăng ký thông tin người khai hải quan.

- Thực hiện đổi lại mật khẩu tài khoản.

- Tiến hành khai hải quan thông qua phần mềm khai quan điện tử

Hiện nay trên website của Tổng cục hải quan cho phép người dùng, doanh nghiệp tải và sử dụng miễn phí “phần mềm thông quan hàng hóa tự động VNACCS/VCIS”.

Bước 2: Tiến hành khai báo và gửi tờ khai lên hệ thống hải quan (khai báo lấy mã vạch tờ khai hải quan).

Chữ ký số là yếu tố bắt buộc doanh nghiệp phải có. Dùng chữ ký số này và ký điện tử lên tờ khai thông qua phần mềm khai báo hải quan. Sau đó, đẩy tờ khai đã có chữ ký số từ phần mềm lên hệ thống hải quan.

Bước 3: Nhận kết quả phân luồng tờ khai từ Tổng cục hải quan

Sau khi hoàn thiện khai báo (thử/ sửa/chính thức), hệ thống hải quan sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng tờ khai như sau:.

- Luồng xanh: Được miễn kiểm tra hồ sơ giấy tờ và thực tế hàng hóa. Doanh nghiệp được thực hiện việc lấy mã vạch tờ khai hải quan, in mã vạch hải quan và lấy hàng.

- Luồng vàng: Hải quan tiến hành kiểm tra lại hồ sơ giấy tờ đăng ký hàng hóa của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể cần phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cục hải quan.

- Luồng đỏ: Với doanh nghiệp lần đầu tiên khai báo tờ khai hải quan hàng xuất nhập thì luồng tờ khai thường là luồng đỏ. Cần kiểm tra hồ sơ giấy tờ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 4: Lấy mã vạch hải quan và lấy hàng

Lấy mã vạch hải quan và in mã vạch hải quan từ phần mềm rồi mang tới chi cục Hải quan kèm theo hồ sơ giấy tờ thông quan và xuống cảng để làm thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa.

3. Hướng dẫn in mã vạch hải quan không bị lỗi

Bước 1: Truy cập vào website của Tổng cục hải quan theo link: https://www.customs.gov.vn/default.aspx , sau đó đến mục “Dịch vụ công”.

Bước 2: Chọn mục “In bảng kê mã vạch phương tiện chứa hàng”.

In mã vạch hải quan - bước 2 

bước 2

Bước 3: Lúc này màn hình sẽ hiện ra form điền thông tin. Doanh nghiệp cần tiến hành điền đầy đủ các thông tin như: Mã số thuế (mã doanh nghiệp), số tờ khai hải quan, mã cơ quan hải quan, ngày khai hải quan.

In mã vạch hải quan - bước 3

bước 3

Bước 4: Chọn mục “Lấy thông tin” và nhận kết quả trang in mã vạch hải quan trả về

In mã vạch hải quan - bước 4

bước 4

Bước 5: Sử dụng lệnh in của máy tính hoặc ấn tổ hợp phím Ctrl+P và lựa chọn trang cần in.

Để in mã vạch hải quan, máy tính của bạn cần kết nối với máy in văn phòng thông thường có khổ in tối thiểu là a4 nếu muốn in file lưu trữ hoặc máy in nhãn nếu muốn in tem đính kèm sản phẩm.

4. In mã vạch hải quan tiếng anh là gì? [Chi tiết 2023]

Sau đây là một số thuật ngữ tiếng anh về In mã vạch :

  1. Export: xuất khẩu
  2. Exporter: người xuất khẩu (~ vị trí Seller)
  3. Import: nhập khẩu
  4. Importer: người nhập khẩu (~ vị trí Buyer)
  5. Sole Agent: đại lý độc quyền
  6. Customer: khách hàng
  7. Consumer: người tiêu dùng cuối cùng
  8. End user = consumer
  9. Consumption: tiêu thụ
  10. Exclusive distributor: nhà phân phối độc quyền
  11. Manufacturer: nhà sản xuất (~factory)
  12. Supplier: nhà cung cấp
  13. Producer: nhà sản xuất
  14. Trader: trung gian thương mại
  15. OEM: original equipment manufacturer: nhà sản xuất thiết bị gốc
  16. ODM: original designs manufacturer: nhà thiết kế và chế tạo theo đơn đặt hàng
  17. Entrusted export/import: xuất nhập khẩu ủy thác
  18. Brokerage: hoạt động trung gian (broker-người làm trung gian)
  19. Intermediary = broker
  20. Commission based agent: đại lý trung gian (thu hoa hồng)
  21. Export-import process: quy trình xuất nhập khẩu
  22. Export-import procedures: thủ tục xuất nhập khẩu
  23. Export/import policy: chính sách xuất/nhập khẩu (3 mức)
  24. Processing: hoạt động gia công
  25. Temporary import/re-export: tạm nhập-tái xuất
  26. Temporary export/re-import: tạm xuất-tái nhập
  27. Processing zone: khu chế xuất
  28. Export/import license: giấy phép xuất/nhập khẩu
  29. Customs declaration:  khai báo hải quan
  30. Customs clearance: thông quan
  31. Customs declaration form: Tờ khai hải quan
  32. Tax(tariff/duty): thuế
  33. GST: goods and service tax: thuế giá trị gia tăng (bên nước ngoài)
  34. VAT: value added tax: thuế giá trị gia tăng
  35. Special consumption tax: thuế tiêu thụ đặc biệt
  36. Customs : hải quan
  37. General Department: tổng cục
  38. Department: cục
  39. Sub-department: chi cục

Trên đây là những nội dung về In mã vạch hải quan tiếng anh là gì? [Chi tiết 2023]  do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo