Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Việt Nam cũng ứng dụng những phương tiện công nghệ và kỹ thuật số vào công việc hành chính. Vì thế, khi đăng ký những ứng dụng liên quan tới liên kết ngân hàng hoặc thực hiện các thủ tục hành chính, người dân sẽ thấy xuất hiện các thông tin bắt buộc về ID nhận dạng quốc gia. Vậy ID quốc gia Việt Nam là gì? Trong bài viết bên dưới, ACC sẽ giúp các bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này.
ID quốc gia việt nam là gì?
1. ID quốc gia Việt Nam là gì?
ID quốc gia của Việt Nam là mã quốc gia theo tiêu chuẩn ISO 3166-1 alpha-2, và nó là "VN".
ID quốc gia Việt Nam là một dãy số duy nhất được sử dụng để xác định một công dân Việt Nam. Nó thường được gọi là số ID hoặc số CCCD (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân).
Số ID quốc gia Việt Nam có dạng sau:
- 9 chữ số: Đối với chứng minh nhân dân (CMND) cũ.
- 12 chữ số: Đối với thẻ căn cước công dân (CCCD).
2. Thông tin chung
Trên thực tế, ID quốc gia Việt Nam được biết đến với cái tên thông dụng là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, trong đó:
- Căn cứ Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 quy định, Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
- Căn cứ Luật căn cước công dân 2014 quy định, Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.
Hiện nay, ID quốc gia Việt Nam là một dãy số bao gồm 12 chữ số đứng liền kề nhau, hay còn được gọi là số định danh cá nhân có cấu trúc gồm:
- 3 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh.
- 3 số kế tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh.
- 6 số còn lại là các số ngẫu nhiên.
ID là từ viết tắt của Identification ở trong tiếng Anh, có nghĩa là nhận diện, nhận dạng hoặc nhận biết. ID là một đoạn số hay đoạn mã duy nhất và không xuất hiện sự trùng lập với bất kỳ đoạn mã nào với mục đích tương tự. ID được dùng trong hầu hết trong các hoạt động từ các phần mềm, tài khoản tham gia hoạt động cho đến các dịch vụ trong đời sống. Với tính chất độc bản, ID được dùng với mục đích phân biệt giữa các người dùng với nhau, phục vụ cho việc theo dõi và quản lý. Đây là khái niệm tốt nhất mà con người đã tạo ra để loại bỏ tình trạng trùng lặp thông tin trong hệ thống và vẫn giữ được lợi thế cho đến hiện tại. Thuật ngữ ID hiện nay đã trở nên vô cùng phổ biến và được ứng dụng cực kỳ nhiều trong công nghệ, khoa học, xã hội, chính trị,…
Tham khảo Số ID thẻ ngân hàng là gì?
Thông thường, ID chính là một tập hợp của các số hoặc chữ, hay cả chữ và số. Tuy nhiên, đôi khi ID có thể là vân tay hoặc hình ảnh,…
Điểm đặc biệt là những thông tin ID này là duy nhất và được sử dụng để xác định danh tính của công dân. Đồng thời để nhận diện thiết bị này với thiết bị khác, cao hơn nữa là định danh quốc gia, khu vực, lãnh thổ.
National ID hay ID quốc gia là một cụm từ được dùng đến với ý nghĩa tương tự trong phạm vi của một quốc gia. Nó đánh dấu số căn cước của mỗi công dân, phân biệt những người khác nhau cùng sinh sống trong cùng một nước.
Ở mỗi quốc gia khác nhau hình thức của National ID cũng khác nhau tùy theo sự tạo lập của quốc gia. Nhưng nhìn chung chúng được xuất hiện với cùng mục đích để xác nhận công dân của họ.
Những quốc gia khác nhau sẽ có những dấu hiệu riêng biệt để phân biệt với nhau. Thông thường những dấu hiệu này nằm ở đầu số bắt đầu của dãy số.
Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe quốc tế
ID quốc gia việt nam là gì?
3. Thời hạn sử dụng ID quốc gia Việt Nam
Đối với chứng minh nhân dân, căn cứ theo quy định ở Mục 4 Phần I của Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13), thời hạn sử dụng của chứng minh thư nhân dân là 15 năm. Hơn nữa, mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp duy nhất một chứng minh thư nhân dân và số ID riêng. Trong trường hợp có sự thay đổi hoặc bị mất chứng minh thư nhân dân, các bạn sẽ làm thủ tục đổi và cấp lại. Tuy nhiên, số ghi trên chứng minh thư nhân dân vẫn giữ nguyên như thẻ đã được cấp.
Hiện nay trên toàn quốc, Việt Nam đang triển khai cấp đồng bộ thẻ căn cước công dân gắn chíp nên hầu hết người dân Việt Nam đều đang sử dụng thẻ căn cước công dân thay vì chứng minh nhân dân. Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân được in trực tiếp trên thẻ theo nguyên tắc như sau:
- Thẻ căn cước công dân được đổi khi công dân đó đủ 25, 40 và 60 tuổi.
- Trong trường hợp thẻ căn cước công dân được đổi, cấp mới, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước số tuổi quy định trên, công dân vẫn có thể sử dụng thẻ cho đến tuổi đổi thẻ kế tiếp.
- Trên thực tế, ID quốc gia Việt Nam không chỉ là một loại giấy tờ bình thường mà còn là minh chứng bản thân là công dân của Việt Nam. Ngoài ra, ID quốc gia Việt Nam còn thể hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người với đất nước.
4. Lịch sử hình thành ID quốc gia Việt Nam
ID quốc gia Việt Nam được đưa vào sử dụng từ rất sớm và trở thành một phương tiện chính thức trong việc quản lý dân số ở nước ta.
Từ rất lâu trở về trước, trước năm 1945, ID quốc gia đã được sử dụng tại Việt Nam. Nó không chỉ đơn thuần là một tờ giấy thông hành mà còn được sử dụng để xác minh người dân trong phạm vi Đông Dương.
Tới năm 1946, thẻ căn cước này được thay đổi thành thẻ công dân. Nó sẽ cho chúng ta biết một số thông tin cơ bản như họ tên, năm sinh, quê quán,… Đặc biệt, thẻ này còn bao gồm đặc điểm nhận dạng riêng của một công dân ở Việt Nam.
Từ ngày 1/7/2012, mẫu giấy chứng minh thư nhân dân mới được làm bằng nhựa với kích thước 85,6 x 53,98 mm. Giấy chứng minh thư nhân dân được Bộ Công An áp dụng và có mã vạch 2 chiều, ghi họ tên cha mẹ và in ảnh của công dân trên thẻ. Kể từ năm 2016, chứng minh thư nhân dân được đổi tên thành thẻ căn cước công dân. Điều này đã được quy định và thể hiện rõ ràng trong Luật căn cước công dân.
Có thể thấy rằng, ID quốc gia Việt Nam là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân nước ta. Nó giúp quản lý con người một cách chặt chẽ, khoa học và dễ dàng hơn.
5. Mọi người cũng hỏi
1. ID quốc gia Việt Nam là gì?
ID quốc gia Việt Nam được biết đến với cái tên thông dụng là chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
2. Con chip ở mặt sau của thẻ Căn cước công dân để làm gì?
Con chip ở mặt sau của thẻ Căn cước công dân là con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như con chip trên thẻ ATM. Con chip này có khả năng chứa dữ liệu lớn, lưu giữ được rất nhiều thông tin về nhân thân như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng…
3. Thẻ căn cước công dân xác nhận được số Chứng minh nhân dân cũ?
Ở mặt trước của thẻ Căn cước công dân sẽ có một mã QR, khi quét mã này - các thông tin cơ bản của thẻ Căn cước công dân như số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân cũ, họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, sẽ hiện ra.
4. Mức độ bảo mật thông tin của thẻ căn cước công dân gắn chip?
Chỉ các cá nhân, cơ quan được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này.
5. Mã số định danh cá nhân có phải là số thẻ căn cước công dân không?
Đúng. Số định danh cá nhân cũng chính là sổ thẻ Căn cước công dân (12 số), được cấp cho mỗi công dân từ khi sinh ra đến khi mất, không lặp lại ở người khác.
Thông qua những thông tin được cung cấp trong bài viết trên, ACC đã giải đáp các thắc mắc thường gặp về ID quốc gia Việt Nam, cũng như cung cấp hình thức và thời hạn sử dụng ID quốc gia Việt Nam cho bạn đọc. ID quốc gia là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam thông qua quản lý con người một cách chặt chẽ, khoa học và dễ dàng hơn.
Xem thêm: Bài báo giới thiệu về công ty luật ACC chuyên tư vấn đầu tư nước ngoài. Là một đơn vị có danh tiếng vững chắc trong lĩnh vực này và được công nhận là một trong những công ty luật hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài.
Nội dung bài viết:
Bình luận