Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp là khả năng tiếp cận vốn. Vốn huy động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Vậy huy động vốn là gì? ACC mời bạn tìm hiểu thông qua bài viết Huy động vốn là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC
1. Thế nào là huy động vốn?
Vốn huy động được hiểu là giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác…
Vốn huy động có tỷ trọng lớn nhất trong tổng các nguồn vốn tại các ngân hàng thương mại và đóng vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh ở ngân hàng.
Huy động vốn được hiểu là các hoạt động tiếp nhận tài sản từ các chủ sở hữu khác nhau để tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp dưới các hình thức như: Vay vốn, chào bán chứng khoán, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;...
2. Vai trò của vốn huy động đối với ngân hàng thương mại
2.1 Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh
Khác với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Hoạt động của ngân hàng có những đặc trưng riêng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hoá đặc biệt trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn).
Quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng được mã hoá bằng công thức T – T’. Trong đó T là nguồn vốn bỏ ra ban đầu, T’ là nguồn vốn thu về sau một quá trình đầu tư, tiến hành hoạt động kinh doanh: T’>T. Từ công thức này, có thể khẳng định ngân hàng nào trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong cạnh tranh.
Vì vậy, ngoài nguồn vốn ban đầu cần thiết (vốn điều lệ) theo quy định thì ngân hàng luôn phải chăm lo tới việc tăng trưởng nguồn vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình.
2.2 Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng
Ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, nếu không có uy tín thì ngân hàng không thể tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động của mình. Uy tín được thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn.
Vì vậy, loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng. Với khả năng huy động vốn cao , ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thương trường.
2.3 Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các doanh nghiệp có khả năng tự hoàn thiện mình hơn. Với ngân hàng vốn chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Thực tế đã chứng minh: quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều kiện tiền đề cho việc thu hút nguồn vốn. Nguồn vốn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời hạn, lãi suất. Kết quả của sự gia tăng trên giúp ngân hàng kinh doanh đa năng trên thị trường. Phân tán rủi ro, tạo thêm vốn cho ngân hàng và khi đó, tất yếu trên thương trường sức cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng lên.
3. Các nguồn vốn huy động là gì?
3.1. Nguồn tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại . Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng. Bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng , chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng . Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao , các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau .
3.2. Nguồn đi vay
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên khi cần các ngân hàng thường vay mượn thêm.
Vay Ngân hàng nhà nước
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của các ngân hàng thương mại.Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng Nhà nước. Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nhà nước là tái chiết khấu ( hoặc tái cấp vốn ).
Vay các tổ chức tín dụng khác
Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng . Các ngân hàng đang có lượng dự trữ vượt yêu cầu sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản.
Vay trên thị trường vốn
Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động một cách chủ động trên thị trường tài chính. Là trung gian tài chính, phải luôn đáp ứng nhu cầu về vốn, do vậy việc ngân hàng thiếu vốn là điều không thể tránh khỏi.
3.3 Nguồn khác
Ngoài các nguồn trên, ngân hàng còn thực hiện huy động vốn thông qua nguồn uỷ thác, nguồn trong thanh toán , các nguồn khác.
Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay , uỷ thác đầu tư , uỷ thác cấp phát , uỷ thác giải ngân và thu hộ…Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng . Ngoài ra , các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả , tiền ký quỹ để mở L/C…).
4. Câu hỏi thường gặp
Vốn vay là gì?
Vốn vay bao gồm tiền được vay và sử dụng để đầu tư. Nó khác với vốn sở hữu, được sở hữu bởi công ty và các cổ đông. Vốn vay có thể được sử dụng để tăng lợi nhuận nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mất tiền của người cho vay.
Phân loại nguồn tiền gửi?
Phân loại theo thời hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn
Phân loại theo đối tượng
- Tiền gửi của dân cư
- Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Phân loại theo mục đích
- Tiền gửi tiết kiệm
- Tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán
- Tiền gửi “ lai ” ( vừa tiết kiệm vừa giao dịch )
Ủy thác đầu tư là gì?
Ủy thác đầu tư là một hình thức quỹ đầu tư được tìm thấy hầu hết ở Vương quốc Anh và Nhật Bản. Ủy thác đầu tư được cấu thành như các công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng và do đó bị đóng cửa do các nhà quản lý quỹ không thể mua lại hoặc tạo cổ phiếu.
Trên đây là nội dung chi tiết Huy động vốn là gì? (Cập nhật 2022) - Luật ACC. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất ... để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận