Trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay, pháp luật và hương ước đang cùng tồn tại như là những chuẩn mực xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành vậy hương ước thì sao để biết thêm thông tin về hương ước. ACC mời bạn theo dõi bài viết Hương ước là gì? (cập nhật 2022).
1. Hương ước là gì?
![Hương ước Là Gì (cập Nhật 2022)](https://cdn.accgroup.vn/wp-content/uploads/2022/09/Huong-uoc-la-gi-cap-nhat-2022-759x1024.jpg)
Hương ước là văn bản ghi những điều quy ước mà mọi người trong một làng phải tuân theo và thực hiện. Là văn bản tổng hợp, chứa đựng nội dung rất phong phú, đa dạng, bao trùm nhiều mặt sinh hoạt cộng đồng nông thôn.
Nếu pháp luật là những quy định bắt buộc thì hương ước là những quy ước, điều lệ của một cộng đồng chung sống trong một khu vực. Là bản pháp lý đầu tiên của các làng xã nhằm góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng làng, xã. Tuy vậy "hương ước" chỉ là danh từ chung để chỉ các quy ước của làng xã, thực tế hương ước còn được gọi bằng những tên khác như: hương biên, hương khoán, hương lệ khoán ước, khoán lệ, cựu khoán tục lệ, điều ước, điều lệ. Các nhà nghiên cứu về văn hóa thôn, làng Việt Nam đã đúc kết: Hương ước của làng có thể xem như là một hệ thống luật tục, tồn tại song song nhưng không đối lập với pháp luật của quốc gia. Đây là thuật ngữ gốc Hán, khi du nhập vào Việt Nam nó vẫn được giữ nguyên nghĩa.
2. Đặc điểm hương ước
Đặc điểm của hương ước thể hiện ở chỗ nó là sự thỏa thuận, cam kết, tự cam kết với nhau của một cộng đồng dân cư nhất định. Hương ước gắn chặt với đời sống làng xã trên cơ sở thừa hưởng những mặt tích cực của phong tục tập quán truyền thống nhưng phải phù hợp với pháp luật của Nhà nước. Là công cụ truyền tải của pháp luật đến từng người dân, đồng thời, bổ sung những nội dung mà pháp luật chưa quy định cụ thể phù hợp với điều kiện và đặc thù của làng xã.
Hương ước có giá trị như là một văn bản thể hiện quyền tự quản của một cộng đồng, thể hiện quyền làm chủ của cộng đồng trong vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, an toàn xã hội và đặc biệt là về văn hóa,... của cộng đồng dân cư. Hương ước còn thể hiện với nhiều tên gọi khác như Quy ước làng, Quy ước lập lại kỉ cương xã hội...
3. Nội dung, hình thức của hương ước
Nội dung của hương ước do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố quyết định, bao gồm một hoặc một số lĩnh vực của đời sống xã hội mà pháp luật chưa quy định hoặc quy định nguyên tắc; ghi nhận các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; phù hợp với yêu cầu tự quản của cộng đồng dân cư.
Hương ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố. Hương ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Ngôn ngữ trong hương ước, quy ước là tiếng Việt, được trình bày ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với cộng đồng dân cư.
Đối với thôn, tổ dân phố có nhiều dân tộc cùng sinh sống và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau thì cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố xem xét, quyết định việc dịch hương ước sang tiếng dân tộc thiểu số để bảo đảm huy động đông đảo người dân tham gia ý kiến, biểu quyết thông qua dự thảo hương ước và thực hiện sau khi được công nhận.
Hương ước được xây dựng trên nguyên tắc như sau:
- Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư.
- Tự nguyện, trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất của cộng đồng dân cư; phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân; dựa trên nhu cầu tự quản của cộng đồng dân cư.
- Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư.
- Không vi phạm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm bình đẳng giới.
- Không đặt ra các khoản phí, lệ phí, phạt tiền, phạt vật chất.
- Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong thực hiện hương ước, quy ước.
4. Trách nhiệm của cá nhân đối với hương ước
Hộ gia đình, cá nhân trong thôn, tổ dân phố có trách nhiệm tự tìm hiểu, tôn trọng, tuân thủ và thực hiện hương ước đã được công nhận.
Khi phát hiện hành vi vi phạm hương ước, hộ gia đình, cá nhân trong thôn, tổ dân phố có trách nhiệm nhắc nhở, đề nghị chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả hoặc phản ánh, kiến nghị với trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận hoặc người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội của thôn, tổ dân phố để xem xét, giải quyết theo quy định của hương ước.
Khi phát hiện hương ước chưa được Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận mà vẫn thực hiện, hộ gia đình, cá nhân trong thôn, tổ dân phố có trách nhiệm phản ánh, kiến nghị với trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận để rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hương ước vi phạm.
5. Câu hỏi thường gặp
Nội dung bài viết:
Bình luận