Siêu thị Coopmart là cái tên không còn mấy xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam với hình thức chuỗi rải khắp các tỉnh thành. Những năm qua mặc cho nhiều biến động của thị trường bán lẻ Việt Nam, dù nhiều thương hiệu siêu thị trong nước lẫn quốc tế đều hoạt động cầm chừng, hoặc lần lượt biến mất do hoạt động không hiệu quả nhưng hệ thống siêu thị Co.opmart vẫn đều đặn phát triển. Rất nhiều khách hàng, đối tác, người tiêu dùng có thắc mắc về việc xuất hóa đơn đỏ của siêu thị này. Bài viết Hướng dẫn xuất hoá đơn đỏ siêu thị Coopmart mới nhất 2023 của Luật ACC sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc.
1. Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ là một tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) do Bộ Tài chính phát hành hoặc do công ty tự mình in ra sau khi đã đăng ký mẫu hóa đơn với cơ quan thuế, hóa đơn đỏ chính là một loại chứng từ có giá trị pháp lý thể hiện giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán, bên cung ứng dịch vụ xuất cho bên mua, bên sử dụng dịch vụ và nó được dùng làm căn cứ xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020 NĐ-CP:
“Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.”
Hướng dẫn xuất hoá đơn đỏ siêu thị Coopmart mới nhất 2023
2. Siêu thị Coopmart có phải xuất hóa đơn đỏ không?
Theo Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về hóa đơn chứng từ như sau:
Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải có nghĩa vụ lập hóa đơn để giao cho người mua, bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Siêu thị Coopmart là cơ sở bán hàng hóa, như vậy, cơ sở này có nghĩa vụ trong việc sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng khi không thuộc trường hợp không cần phải lập hóa đơn (tại Phục lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)
Xem thêm tại bài viết : Siêu thị có xuất hóa đơn đỏ không?
3. Hướng dẫn xuất hoá đơn đỏ siêu thị Coopmart mới nhất 2023
3.1 Lập và xuất hóa đơn thông thường
Việc xuất hóa đơn đối với siêu thị được thể hiện qua quy định về lập hóa đơn, cụ thể:
Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn. Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Tiêu thức “Số thứ tự, tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền”: ghi theo thứ tự tên hàng hóa, dịch vụ bán ra; gạch chéo phần bỏ trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.
Tiêu thức “người bán hàng (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)”: Trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền của thủ trưởng đơn vị cho người trực tiếp bán ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”: Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.
3.2 Lập và xuất hoá đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hoá đơn
Việc xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn được chia thành 2 trường hợp. Cụ thể gồm hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng và hóa đơn có giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng.
3.2.1. Nếu khách lẻ không lấy hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC:
"Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ "người mua không lấy hoá đơn" hoặc "người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế."
Như vậy, trường hợp giá trị đơn hàng lớn hơn 200.000 đồng, dù khách hàng không lấy hóa đơn thì việc xuất hóa đơn vẫn là bắt buộc.
Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC:
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, nếu khách hàng không có nhu cầu lấy hoá đơn hoặc khách hàng không cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có), người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc ghi “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Lưu ý, với đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu khách hàng không yêu cầu lấy hóa đơn thì vào cuối mỗi ngày, vẫn phải lập chung 1 hóa đơn tổng doanh thu của những người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày hôm đó.
3.2.2 Đơn hàng có giá trị dưới 200.000 đồng và khách không lấy hóa đơn
Đối với trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Bảng kê phải có:
- Tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán;
- Tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra;
- Ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.
Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.
Như vậy, nếu đơn hàng có giá trị < 200.000, việc lập phải lập hóa đơn từng lần là không bắt buộc. Tuy nhiên, người bán vẫn phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người mua (khách lẻ). Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT sẽ vào cuối mỗi ngày.
4. Quy định mức phạt khi bán hàng không xuất hóa đơn GTGT
Khoản 5 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định
“Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”
Như vậy bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà không xuất hóa đơn sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Nội dung bài viết:
Bình luận