Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu chi tiết nhất

Hiện nay bạn đọc có thể bắt gặp một khái niệm khá mới, đó là đăng ký nhãn hiệu. Vậy bạn đọc có thắc mắc đăng ký nhãn hiệu là gì không? Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào? Về vấn đề này, ACC xin tư vấn cho bạn đọc về Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thông qua bài viết sau đây:

Download (8)

Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu chi tiết nhất

1. Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu?

1.1 Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng

Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu đã được bảo hộ hay không? để đưa ra giải pháp hợp lý.

1.2 Tránh mất thời gian, chi phí

Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hàng năm là hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã được nộp trước là rất quan trọng đối với những chủ sở hữu nhãn hiệu nộp sau.

Trong trường hợp kết quả tra cứu chó thấy khả năng đăng ký nhãn hiệu là không khả quan, việc này sẽ giúp chủ đơn tránh mất kinh phí để tiến hành đăng ký cũng như tránh mất thời gian chờ đợi Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam xét duyệt hồ sơ.

1.3 Kiểm tra tính chính xác

Sau khi đã đăng ký nhãn hiệu thành công, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, tổ chức có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hay chưa; nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại cho đúng.

2. Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu

2.1 Tra cứu nhãn hiệu online

Bước 1: Truy cập vào website Thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu mà bạn cần tìm

- Trên màn hình hiển thị các trường nhãn hiệu tìm kiếm, nhóm SP/DV, phân loại hình,…

- Trường hợp cần tìm tên nhãn hiệu đã đăng ký trước đó, nhập đầy đủ thông tin vào các ô bên cạnh các trường sau đây:

+ Nhãn hiệu tìm kiếm

+ Đại diện Sở hữu trí tuệ

+ Người nộp đơn

+ …

- Trường hợp kiểm tra tên nhãn hiệu có bị trùng hoặc tương tự hay không thì nhập thông tin vào ô bên cạnh các trường sau đây:

+ Nhãn hiệu tìm kiếm

+ Nhóm SP/DV

+... tuỳ thuộc vào loại hình nhãn hiệu mà bạn muốn đăng ký.

- Sau khi nhập đầy đủ thông tin, nhấn Tìm kiếm.

tra-cuu-nhan-hieu-1

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu

- Màn hình sẽ hiển thị các nhãn hiệu có liên quan như thông tin đã nhập

- Để biết chính xác thông tin các nhãn hiệu hiển thị trong kết quả tìm kiếm, nhấn vào dãy số ở cột Số đơn.

tra-cuu-nhan-hieu-2

- Thông tin chi tiết về nhãn hiệu bạn cần tìm sẽ hiện ra (như hình dưới đây).

tra-cuu-nhan-hieu-3

2.2 Tra cứu nhãn hiệu với sự trợ giúp của chuyên viên 

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu với sự trợ giúp của chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ, bạn sẽ phải ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ làm việc với một chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ.

Với cách tra cứu này, sẽ cho ra kết quả có phần chính xác hơn nếu bạn tự tra cứu, kết quả tra cứu có thể đánh giá được trên 90% khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Tuy nhiên, hình thức tra cứu nhãn hiệu với sự trợ giúp của chuyên viên sẽ mất phí tra cứu.

3. Câu hỏi thường gặp

1. Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu là gì?

Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ mang lại cho bạn những lợi ích như sau:

  • Xác lập quyền sở hữu hợp pháp đối với nhãn hiệu
  • Bảo vệ nhãn hiệu của bạn khỏi các hành vi xâm phạm
  • Gia tăng niềm tin và độ nhận diện nhãn hiệu của bạn với khách hàng
  • Khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu mà bạn đã đăng ký

2. Khi nào doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu?

Với những lợi ích của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nêu trên, để trả lời cho câu hỏi Khi nào doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu?, thì câu trả lời chính là phải thực hiện đăng ký nhãn hiệu  ngay khi nhãn hiệu được hình thành. Bởi vì khi sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ bởi pháp luật, sẽ tránh được các tranh chấp về nhãn hiệu, đồng thời có cơ sở pháp lý để bảo vệ nhãn hiệu trước các hành vi xâm phạm của những tổ chức, cá nhân khác. Việc đăng ký nhãn hiệu là con đường bảo đảm cho việc kinh doanh bền lâu, phát triển vững mạnh.

Xem thêm: Khi nào doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký nhãn hiệu?

3. Ủy quyền cho người khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có được hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 về việc uỷ quyền đại diện trong các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, có thể thấy cá nhân, tổ chức khi đăng ký nhãn hiệu được phép ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký nhãn hiệu.

4. Có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu online được hay không?

Câu trả lời là CÓ. Bạn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu online thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam.

 

Xem thêm: Thủ tục phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật

Việc tìm hiểu về đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu chi tiết nhất  gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo