Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em (Cập nhật 2024)

Đồ chơi trẻ em được coi như là sở thích của bất kỳ trẻ nhỏ nào. Nếu được sử dụng đồ chơi phù hợp sẽ giúp trẻ tăng cường sự khéo léo, khả năng tư duy, sáng tạo. Nếu đồ chơi không đảm bảo an toàn thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn. Bởi thế việc xuất khẩu đồ chơi trẻ em rất được quan tâm. Vậy thủ tục xuất khẩu khẩu đồ chơi trẻ em như thế nào? Cùng Luật ACC tham khảo bài viết dưới đây về thủ tục xuất khẩu khẩu đồ chơi trẻ em để được hướng dẫn chi tiết.

thu-tuc-xk-do-choi-tre-em

Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em

1. Ảnh hưởng của đồ chơi trẻ em đến sự phát triển của trẻ

      Đồ chơi trẻ em là sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng đến cả tư tưởng, hệ thống giáo dục của cả một lớp trẻ, đó là điều vô cùng quan trọng khi đồ chơi trẻ em đang ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống của con trẻ.

      Tùy thuộc từng độ tuổi của các em thì việc kiểm soát chất lượng đồ chơi là điều hết sức cần thiết, đồ chơi vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa tác động đến sự phát triển trí tuệ. Nếu được sử dụng đồ chơi phù hợp sẽ giúp trẻ tăng cường sự khéo léo, khả năng tư duy, sáng tạo. Nếu đồ chơi không đảm bảo an toàn thì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không mong muốn.

2. Danh mục các sản phẩm không được coi là đồ chơi

  • Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là có chiều cao yên tối đa là 435 mm;

- Súng cao su (ná bắn đá cũng được coi là súng cao su);

- Mũi tên có đầu nhọn kim loại;

- Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;

- Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi hay khí nén;

- Diều (ngoại trừ độ cách điện của dây diều được quy định trong TCVN 6238-1:2008 (ISO 8124-1:2000);

- Các bộ mô hình lắp ráp, mô hình máy bay hay tàu thủy không được thiết kế dùng để chơi;

- Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, dùng để cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này;

         Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;

- Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ nổ. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này.

- Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ em dưới 16 tuổi;

- Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;

- Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị giúp nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;

- Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (ví dụ như khu giải trí, trung tâm thương mại);

- Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;

- Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;

- Các loại sản phẩm có bộ phận đốt nóng với mục đích sử dụng dưới sự giám sát của người lớn dùng trong giảng dạy;

- Các loại xe có động cơ hơi nước;

- Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;

- Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);

- Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;

- Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành với điện áp danh định lớn hơn 24V;

- Cung có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;

- Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.

3. Một số quy định kỹ thuật đối với đồ chơi trẻ em

         3.1. Yêu cầu về cơ lý

      Yêu cầu về cơ lý theo TCVN 6238-1 : 2008 (ISO 8124-1:2000) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1: Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.

         3.2. Yêu cầu về chống cháy.

Yêu cầu về chống cháy theo TCVN 6238-2 : 2008 (ISO 8124-2:2007) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2: Yêu cầu chống cháy.

          3.3. Yêu cầu về hóa học

  •  Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại: Yêu cầu về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3 : 2008 (ISO 8124-3:1997) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 3: Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố.
  •  Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại

        Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em: Chất lỏng có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được có độ pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0 khi thử nghiệm theo ISO 787-9. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ để viết. Formaldehyt trong đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi

        Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg.

        Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.

         Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.

4. Quy định về xuất khẩu đồ chơi trẻ em

     Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu nói chung và thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em nói riêng như sau:

Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
  • Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.”

      Bên cạnh đó, thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em thì bạn phải lưu ý đồ chơi trẻ em cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL như sau:

  • Phải đảm bảo mới 100%; chưa qua sử dụng.
  •  Đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em - QCVN 3:2009/BKHCN.
  • Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
  • Đồ chơi trẻ em đáp ứng các điều kiện nêu trên được phép xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em thực hiện tại cơ quan hải quan.

5. Hồ sơ, thủ tục hải quan xuất khẩu đồ chơi trẻ em

      Lưu ý khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu đồ chơi trẻ em, ngoài các thủ tục với hàng hóa thông thường, cần tiến hành đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa xuất khẩu với Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và thông báo với cơ quan hải quan số của Giấy đăng ký.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu đồ chơi trẻ em thông thường bao gồm:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Các chứng từ khác (nếu có)
  • Kết quả kiểm tra chất lượng

     Hàng hóa xuất khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

        Ngoài quy định chung về nhãn mác như trên, pháp luật có quy định về nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn đồ chơi trẻ em bao gồm các nội dung: Thành phần, thông tin cảnh báo, thông số kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng; năm sản xuất. Ngoài ra trên nhãn của đồ chơi trẻ em còn phải thể hiện đầy đủ các cảnh báo và hướng dẫn sử dụng cho đồ chơi theo quy định nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng thuộc bộ TCVN 6238 (ISO 8124).

      Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp bài viết hướng dẫn thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em. Quý khách đang có nhu cầu làm thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em nhưng không có thời gian để tìm hiểu cũng như chưa nắm rõ được thủ tục xuất khẩu hay có quá nhiều vấn đề khiến bạn không thể tự mình làm thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em. Hãy đến với Luật ACC, với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em, cam kết mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng hoàn thành thủ tục để giúp quý khách thuận lợi trong quá trình hoạt động. 

       Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về thủ tục xuất khẩu đồ chơi trẻ em (Cập nhật 2021) hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1142 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo