Hướng dẫn Thủ tục nhập khẩu sơn Epoxy [Năm 2024]

Sơn epoxy là gì? Thủ tục nhập khẩu sơn epoxy gồm những bước nào? Để tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục nhập khẩu sơn epoxy hiện hành quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của ACC. 

nhap-khau-son-epoxyThủ tục nhập khẩu sơn epoxy

1. Sơn epoxy là gì? 

Sơn epoxy là sản phẩm sơn sàn công nghiệp cao cấp chuyên sử dụng cho nền nhà xưởng được kết hợp từ 2 thành phần chính:

+ Phần A bao gồm sơn epoxy (thông thường sẽ là thùng lớn).

+ Phần B là chất đóng rắn trong sơn (thùng nhỏ).

+ Hai thùng này được pha trộn với nhau theo một tỉ lệ nhất định tạo nên lớp sơn epoxy bảo vệ nền bê tông chắc chắn, liền mạch, chịu tác động, mài mòn và làm tăng độ sáng, thẩm mỹ cho nền nhà xưởng.

Sơn epoxy cũng có rất nhiều loại hiện hành, có thể kể đến các dạng sau:

  • Sơn epoxy hệ lăn ( dạng xịt, phun)
  • Sơn epoxy tự san phẳng
  • Sơn epoxy chống ăn mòn axit, kháng hóa chất
  • Sơn epoxy chống tĩnh điện 

2. Chính sách nhập khẩu sơn epoxy

Đối với mặt hàng sơn nhập khẩu thường có 03 loại, bao gồm: 

  • Nhóm sơn tường dạng nhũ
  • Nhóm sơn epoxy
  • Nhóm sơn Alkyd 

Theo như quy định lúc ban đầu thì đối với cả ba mặt hàng này khi nhập khẩu đều phải làm công bố chứng nhận hợp quy. Tuy nhiên, sau khi sửa đổi thì chỉ nhóm sơn tường dạng nhũ khi nhập khẩu mới cần làm chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng thôi. Do đó, nhóm sơn epoxy nhập khẩu không cần làm chứng nhận hợp quy. 

Sơn epoxy cũng không nằm trong danh mục hàng hoá nhập khẩu có điều kiện, do đó, doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu sơn như những hàng hoá thông thường. 

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu. Để xác định mã HS sản phẩm, quý khách vui lòng tham khảo nhóm mã HS dưới đây: 

Mã HS 32099000: Sơn Epoxy dùng cho phòng sạch, 20 lít/thùng. Mới 100% (xk)
  - Mã HS 32099000: Sơn expo 111 (1 hop- 800ml) (xk)
  - Mã HS 32099000: Sơn expo 233 (1 hop- 800ml) (xk)
  - Mã HS 32099000: Sơn expo 7073 (1 hop- 800ml) (xk)
  - Mã HS 32099000: Sơn Expo vàng (1 lon 0.8 lít) (xk)
  - Mã HS 32099000: Sơn FRP, thành phần: Polymer, Styrene dùng để sơn nền hoặc bọc ống thép để chống axit và kiềm, hàng mới 100% (xk)
  - Mã HS 32099000: Sơn ghi Đại Bàng, thành phần: epoxy resin,additive,pigment (xk)

thu-tuc-nhap-khau-son-epoxy-hien-hanhNhập khẩu sơn epoxy hiện hành 

3. Thủ tục nhập khẩu sơn epoxy

Để nhập khẩu sơn epoxy, thủ tục thực hiện gồm các bước sau đây.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Hồ sơ nhập khẩu bao gồm: 

  • Tờ khai hải quan 
  • Giấy phép nhập khẩu (nếu có) 
  • Sales contract( hợp đồng thương mại )
  •  Packing list ( danh sách đóng gói ) 
  •  Commercial Invoice ( hóa đơn thương mại ) 
  • Mẫu đăng ký;
  • Công văn đem hàng về kho bảo quản (nếu có);
  • C/O (nếu có)

Bước 2: Khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan tại chi cục hải quan nhập khẩu và kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ tại cơ quan hải quan . 

Bước 3: Đóng thuế vào kho bạc nhà nước. 

Bước 4: Đưa hàng hoá của mình về kho

Câu hỏi thường gặp

Công dụng của sơn epoxy ?

Sử dụng trên nền nhà kho, nhà xưởng

Sơn tường chống khuẩn, chống ẩm, chịu nhiệt độ cao

Sơn bên ngoài kim loại chống ăn mòn

Sơn epoxy có thể thi công cho những bề mặt nào?

Sơn epoxy có thể thi công cho nhiều bề mặt, nhát là những bề mặt cần sự bảo vệ cao: chống mài mòn, hóa chất với khí hậu khắc nghiệt trên nền bê tông, thép, gỗ ….tong-hop-cac-cau-hoi-hay-gap-nhat-ve-son-epoxy%201(2)

Tại sao cần phải tuân thủ tỷ lệ pha trộn khi thi công sơn epoxy?

Tỷ lệ pha trộn sơn epoxy do nhà máy sản xuất đưa ra, nếu pha theo đúng tỷ lệ sẽ đạt được chất lượng cao nhất. Nếu pha trộn dư chất đóng rắn sẽ làm cho màng sơn giòn, dễ gãy. Nếu pha trộn không đủ chất đóng rắn thì màng sơn dễ bị bong tróc, không thể khô được

Những lưu ý khi sử dụng sơn epoxy lên bề mặt sơn cũ ?

Nên xử lý bề mặt cũ bằng máy chà nhám để chà hay phun cát để làm nhám bề mặt trước khi sơn mới. Nếu không xử lý bề mặt trước sẽ gây ra hiện tượng bong tróc do độ bám dính giữa lớp sơn mới và lớp sơn cũ kém

Trên đây là thủ tục nhập khẩu sơn epoxy vào Việt Nam, ACC với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý luôn sẵn lòng cung cấp đến quý khách hàng các dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (551 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo