Ô tô tải là một mặt hàng vô cùng thiết thực và gần gũi với mỗi chúng ta trong quá trình vận chuyển hàng hoá. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều mặt hàng ô tô tải khác nhau, trong đó có nhiều loại là hàng nhập khẩu. Vậy thủ tục nhập khẩu ô tô tải thực hiện như thế nào? Mời quý khách tham khảo bài viết hướng dẫn thủ tục nhập khẩu ô tô tải hiện nay của công ty Luật ACC.
1. Chính sách nhập khẩu ô tô tải
Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) được định nghĩa theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT là loại ôtô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa bao gồm cả ôtô đầu kéo, ôtô kéo rơmoóc và các loại như xe pick-up, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên.
Loại xe ô tô bị cấm nhập khẩu bao gồm:
" a) Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.
b) Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ."
Do đó, nếu doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chở hàng thuộc nhóm 8704, hàng mới 100%, tay lái bên trái không thuộc Danh mục cấm nhập khẩu theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP nên công ty có thể nhập khẩu như hàng hoá thông thường.
Ô tô tải nhập khẩu tiến hành thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu và thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2. Thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô điện tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng cho ô tô tải nhập khẩu. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Bản chính Giấy đăng ký kiểm tra có ghi rõ số khung, số động cơ và năm sản xuất của xe
- Bản sao chụp chứng từ nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu bao gồm: Hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương; Tờ khai hàng hoá nhập khẩu
- Bản sao chụp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Miễn tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật và tài liệu liên quan đến khí thải đối với các xe ô tô điện nhập khẩu cùng kiểu loại với loại xe đã được kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (sau đây gọi là Giấy chứng nhận chất lượng).
- Phiếu kiểm tra xuất xưởng do nhà sản xuất cấp cho từng xe ô tô điện có ghi số khung, số động cơ (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) của nhà sản xuất cấp cho xe cơ giới nhập khẩu.
- Tài liệu liên quan đến khí thải của xe ô tô điện chưa qua sử dụng, nhập khẩu bao gồm bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Tuy nhiên, yêu cầu về tài liệu liên quan đến khí thải của xe cơ giới không áp dụng cho các đối tượng sau:
+ Xe cơ giới không tham gia giao thông công cộng, hoạt động chủ yếu tại khu vực mỏ, bến cảng, sân bay, kho bãi, nhà máy, khu du lịch và vui chơi giải trí;
+ Xe cơ giới nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ;
+ Xe cơ giới nhập khẩu là hàng viện trợ không hoàn lại hoặc quà tặng cho các cơ quan tổ chức.
- Các tài liệu khác bao gồm: ờ khai hàng hoá nhập khẩu; Bản đăng ký thông số kỹ thuật xe cơ giới nhập khẩu ; Tài liệu liên quan đến khí thải của xe cơ giới chưa qua sử dụng có thể được tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp trước khi tiến hành kiểm tra phương tiện.
3. Kiểm định xe ô tô tải
Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền kiểm định. Doanh nghiệp lập Hồ sơ phương tiện, kiểm định đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên cả nước. Hồ sơ đăng ký kiểm định bao gồm:
- Xuất trình: giấy tờ về đăng ký xe (bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy biên nhận giữ bản chính giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông đang thế chấp của tổ chức tín dụng) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký;
- Giấy chứng nhận chất lượng ATKT và BVMT xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo.
-
Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang thông tin điện tử quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình, camera;
-
Khai báo về việc kinh doanh vận tải
4. Thuế nhập khẩu ô tô tải
Thuế nhập khẩu xe ô tô tải căn còn căn cứ vào khối lượng toàn bộ của xe ô tô chở hàng nên nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác định mức thuế nhập khẩu cho sản phẩm xe ô tô tải của mình thì nên liên hệ với Tổ tư vấn không thể trả lời chính xác thuế suất thuế nhập khẩu cụ thể.
Trong trường hợp xe được thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng thì thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt tùy theo dung tích xi lanh sẽ có mức thuế suất từ 15% đến 25%.
Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng thì ô tô chở hàng nhập khẩu không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Do đó, công ty phải nộp thuế giá trị gia tăng 10%.
5. Thủ tục hải quan nhập khẩu ô tô tải
Dựa trên chính sách của mặt hàng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nhập khẩu ô tô tải như hàng hoá thông thường theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính. Hồ sơ hải quan nhập khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Giấy phép nhập khẩu xe ô tô
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
- Giấy ủy quyền của bạn cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam làm thủ tục nhập khẩu xe
- Giấy kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trườngphương tiện giao thông cơ giới đường bộ
6. Những câu hỏi thường gặp.
6.1. Đơn vị và hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu ô tô?
Khi làm thủ tục nhập khẩu xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam hoặc bạn đang là người trong nước nhưng muốn mua xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam thì bạn cần làm thủ tục hải quan nhập khẩu xe ô tô tại cơ quan hải quan cửa khẩu càng biển quốc tế như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Tp.Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, để làm các thủ tục nhâu khẩu.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có chung biên giới đất liền thì được phép hồi hương cần làm thủ tục nhập khẩu ô tô tại cửa khẩu quốc tế đường bộ.
6.2. Chính sách nhập khẩu ô tô nguyên chiếc?
– Ô tô nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy định tại Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng.
– Thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải theo Quyết định số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/04/2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
6.3. Mã Hs nhập khẩu ô tô mới?
Không khác gì so với các mặt hàng khác. Việc quan trọng để xác định được thuế nhập khẩu mặt hàng là xác định mã Hs sản phẩm. Đối với ô tô nhập khẩu, được xếp vào Nhóm 8703 và phân nhóm cụ thể sau:
8703: Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả ô tô chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua.
- 870310 – Xe được thiết kế đặc biệt để đi trên tuyết; xe chơi gôn (golf car) và các loại xe tương tự.
- 870321 – – Loại dung tích xi lanh không quá 1.000 cc.
- 870322 – – Loại dung tích xi lanh trên 1.000 cc nhưng không quá 1.500 cc.
- 870323 – – Dung tích xilanh trên 1.500 cc nhưng không quá 3.000 cc.
- 870324 – – Dung tích xi lanh trên 3.000 cc.
- 870331 – – Dung tích xi lanh không quá 1.500 cc.
- 870332 – – Dung tích xi lanh trên 1.500 cc nhưng không quá 2.500 cc.
- 870333 – – Loại dung tích xi lanh trên 2.500 cc.
6.4. Thuế Gía trị gia tăng khi nhập khẩu ô tô về Việt Nam?
– Xe ôtô nguyên chiếc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT là : 10%.
– Ngoài ra, sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe ô tô theo chế độ tài sản di chuyển, người nhập khẩu có trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan Thuế địa phương và đăng ký lưu hành xe ô tô để sử dụng tại cơ quan Công an theo quy định.
Trên đây là thủ tục nhập khẩu ô tô tải vào Việt Nam. Nhìn chung, thủ tục nhập khẩu ô tô tải cũng đòi hỏi nhiều giấy tờ thủ tục phức tạp. Do đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về thủ tục nhập khẩu vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn!
Nội dung bài viết:
Bình luận