Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử Viettel, việc thay đổi thông tin liên quan được ghi nhận trong hóa đơn là điều không thể tránh khỏi. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho người dùng về cách thức thay đổi những thông tin nói trên. Vậy, làm thế nào để thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC hướng dẫn về cách thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel để biết thêm thông tin chi tiết.
Thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel
1. Địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel.
Để biết cách thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel, trước hết người dùng cần nắm được quy định tổng quan về địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel.
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ thì nội dung của hóa đơn phải bao gồm địa chỉ của người bán và người mua.
Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.
Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân quy định tại khoản 14 Điều này liên quan đến một số trường hợp đặc thù thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
Theo Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về hóa đơn cũng quy định về “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” rằng tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.
2. Thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel.
Khi doanh nghiệp muốn di dời địa điểm kinh doanh, thay đổi địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp có thể phải tiến hành thủ tục thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
Trường hợp không thay đổi mã số thuế hoặc cơ quan quản lý trực tiếp: Đối với các số biên lai của hóa đơn điện tử đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn tên, địa chỉ, khi có sự thay đổi tên, địa chỉ nhưng không thay đổi mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp, nếu tổ chức thu phí, lệ phí vẫn có nhu cầu sử dụng biên lai đã đặt in thì thực hiện đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng và gửi thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành biên lai đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Mẫu số 02/ĐCPH-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp:
- Nếu tổ chức thu phí, lệ phí có nhu cầu tiếp tục sử dụng số biên lai đã phát hành chưa sử dụng hết thì phải nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai với cơ quan thuế nơi chuyển đi và đóng dấu địa chỉ mới lên biên lai, gửi bảng kê biên lai chưa sử dụng theo Mẫu số 02/BK-BLG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành biên lai đến cơ quan thuế nơi chuyển đến (trong đó nêu rõ số biên lai đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng).
- Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số biên lai đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện hủy các số biên lai chưa sử dụng và thông báo kết quả hủy biên lai với cơ quan thuế nơi chuyển đi và thực hiện thông báo phát hành biên lai mới với cơ quan thuế nơi chuyển đến.
Đối với các hóa đơn điện tử đã lập trước đó, trường hợp tiêu thức địa chỉ của người bán so với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới có sự thay đổi nhưng các thông tin thể hiện trên hóa đơn điện tử đã lập vẫn đảm bảo tính chính xác về người mua, người bán và đảm bảo thỏa mãn các điều kiện thì các hóa đơn này vẫn được xem là hóa đơn điện tử hợp lệ và hoàn toàn có thể được sử dụng để kê khai, khấu trừ và hạch toán chi phí theo quy định của pháp luật.
Cách thức thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel cũng như những trường hợp cụ thể và các vấn đề có liên quan đã được trình bày chi tiết trong bài viết. Việc nắm được thông tin liên quan đến thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel giúp người dùng có thể thực hiện đúng luật, đảm bảo tính hợp pháp cho hóa đơn điện tử do mình phát hành và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến việc thay đổi địa chỉ trên hóa đơn điện tử Viettel cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận