Đầu tư trái phiếu phiếu doanh nghiệp sẽ tiềm năng hơn so với trái phiếu chính phủ hay trái phiếu ngân hàng. Đi kèm với mức sinh lời cao hơn, thì trái phiếu doanh nghiệp cũng có những rủi ro mà bạn cần phải nắm vững kiến thức và tích lũy thật nhiều kinh nghiệm để đầu tư hiệu quả. Trước khi đưa tài sản của mình cho người khác, ta cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng những rủi ro có thể gặp phải. Sau đây là bài Hướng dẫn mua trái phiếu doanh nghiệp cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn mua trái phiếu doanh nghiệp cho người mới bắt đầu
1/ Mua trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp là chứng nhận nghĩa vụ nợ của một công ty, doanh nghiệp hoặc tập đoàn đối với người sở hữu trái phiếu của mình. Người mua trái phiếu doanh nghiệp là cho công ty phát hành trái phiếu đó vay tiền để phát triển việc kinh doanh. Đổi lại, công ty trả lãi và gốc tùy theo cam kết hợp đồng hoặc đến ngày đáo hạn. Đa phần kỳ hại trái phiếu doanh nghiệp trên 1 năm, thường rơi vào khoản 1 đến 5 năm.
Khi bạn mua cổ phiếu, bạn sẽ được sở hữu một phần của công ty, và bạn sẽ nhận được bất kỳ khoản cổ tức nào do công ty kê khai và thanh toán. Tuy nhiên, khi bạn mua trái phiếu doanh nghiệp, bạn sẽ chỉ nhận được tiền lãi và gốc trên trái phiếu. Bất kể lợi nhuận của công ty có thay đổi hay giá cổ phiếu của công ty có tăng như thế nào, bạn cũng không bị ảnh hưởng. Kể cả khi doanh nghiệp đó có khó khăn về mặt tài chính, thì bạn vẫn được thanh toán lãi và gốc đúng hạn.
Để mua được trái phiếu doanh nghiệp uy tín, hạn chế rủi ro gặp phải trong suốt thời gian đầu tư, bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về doanh nghiệp và so sánh mức lãi suất mà doanh nghiệp dành cho các trái chủ.
Khi mua trái phiếu đồng nghĩa với việc bạn cho doanh nghiệp vay một số vốn để họ thực hiện việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cụ thể việc sử dụng số tiền vốn huy động đó như thế nào thì bạn sẽ không nắm được và cũng không có quyền can thiệp, đưa ra ý kiến. Bởi vậy để đảm bảo an toàn cho số tiền đầu tư và đảm bảo sẽ thu về được cả vốn lẫn lãi sau khi đáo hạn, bạn cần lựa chọn một doanh nghiệp “khỏe mạnh” và tiềm năng.
2/ Bán và mua trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?
Mua trái phiếu doanh nghiệp cũng dễ dàng như đầu tư vào thị trường cổ phiếu. Các giao dịch mua trên thị trường sơ cấp có thể được thực hiện từ các công ty môi giới, ngân hàng, nhà môi giới và nhà giao dịch trái phiếu (tất cả đều sẽ lấy hoa hồng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc bán ra). Giá bán trái phiếu được tính theo tỷ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu.
Một số trái phiếu công ty được giao dịch trên thị trường mua bán tự do (OTC) và có tính thanh khoản cao. Điều đó có nghĩa là khả năng bán trái phiếu nhanh chóng và dễ dàng để lấy tiền mặt khi cần. Nhà đầu tư có thể mua trái phiếu từ thị trường này hoặc mua đợt chào bán trái phiếu ban đầu từ công ty phát hành trên thị trường sơ cấp. Tại đây, việc mua bán trái phiếu được tiến hành dựa trên sự thỏa thuận, thương lượng giữa các cá nhân với doanh nghiệp với nhau, bao gồm cả giá cả và thời gian.
Hiện nay, có hai hình thức để mua trái phiếu các doanh nghiệp. Bạn có thể mua trực tiếp tại nơi phát hành trái phiếu của công ty, doanh nghiệp đó. Ngoài ra, một hình thức phổ biến hơn là mua trái phiếu doanh nghiệp tại các sàn giao dịch chứng khoán. Tại đây bạn có thể dễ dàng thông qua trung gian để mua trái phiếu từ doanh nghiệp, hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp từ các trái chủ khác.
Cũng có một số doanh nghiệp chỉ tự bán trái phiếu hoặc một số doanh nghiệp chỉ niêm yết trái phiếu trên các sàn chứng khoán. Bởi vậy sau khi xác định được doanh nghiệp mà bạn muốn đầu tư, hãy tìm hiểu xem trái phiếu của họ được phân phối qua kênh nào. Bạn cũng nên lựa chọn các sàn giao dịch đáng tin cậy, được kiểm chứng để lựa chọn mua, tránh những rủi ro không đáng có trong suốt quá trình đầu tư dài hạn.
3/ Hai đặc điểm chính cần lưu ý khi mua trái phiếu doanh nghiệp
Thứ nhất, Bảng xếp hạng và rủi ro trong khi mua trái phiếu doanh nghiệp
Xếp hạng trái phiếu được đo lường bằng nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự ổn định tài chính, nợ hiện tại và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp đó. Từ đó, người mua trái phiếu doanh nghiệp có thể dự đoán hoặc hiểu được liệu công ty phát hành trái phiếu có thể trả được nợ hay không, hoặc liệu họ có vỡ nợ hay không.
Các xếp hạng này được ấn định bởi ba cơ quan xếp hạng trái phiếu chính đó là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch, tính toán rủi ro đi kèm với các đợt phát hành trái phiếu bằng cách ấn định cho chúng một loại chữ cái. Trong đó, AAA là trái phiếu đô thị hay còn gọi là trái phiếu Công ty được xếp hạng cao nhất, được thanh toán toàn bộ vốn và lãi kỳ vọng khi đến hạn. Trái phiếu có xếp hạng BBB trở xuống thường thuộc hạng trung bình. Mua trái phiếu này sẽ được hưởng lợi suất cao hơn, nhưng nguy cơ vỡ nợ cũng cơ hơn, vì các công ty phát hành có vấn đề về thanh khoản.
Thứ hai, Giá trái phiếu và thanh toán lãi vay khi đi mua trái phiếu doanh nghiệp
Khi mua trái phiếu doanh nghiệp, giá trái phiếu là yếu tố bạn luôn phải chú ý. Giá trái phiếu được công bố ở nhiều nơi, từ các trang báo kinh tế, đến các trang web của các công ty chứng khoán. Giá niêm yết cho trái phiếu dành cho các giao dịch gần đây, thường là cho ngày hôm trước. Nhưng đừng quên rằng, giá cả biến động và điều kiện thị trường có thể thay đổi nhanh chóng.
Trái phiếu có thể gọi lại (hoặc có thể mua lại) là trái phiếu có thể được mua lại bởi công ty phát hành trước ngày đáo hạn. Bởi vì những trái phiếu này có thể được gọi vào một ngày sớm hơn, bạn có thể mất tiền lãi còn lại trong vòng đời của trái phiếu. Tuy nhiên, công ty sẽ trả cho những người đã mua trái phiếu doanh nghiệp một khoản phí bảo hiểm bằng tiền mặt.Trái phiếu ít rủi ro nhất sẽ có lãi suất thấp hơn, và trái phiếu có rủi ro cao sẽ nhận được nhiều tiền hơn. Bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ về thị trường, ngành nghề, và hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra quyết định đầu tư trái phiếu phù hợp với mục tiêu và chiến lược.
Trên đây là một số thông tin về Hướng dẫn mua trái phiếu doanh nghiệp cho người mới bắt đầu - Công ty Luật ACC, trong trường hợp bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin về lĩnh vực đầu tư chứng khoán, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp... hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận