Hướng dẫn khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Mời bạn tham khảo bài viết: Hướng dẫn khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn để biết thêm chi tiết.

Thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn thực hiện như thế nào ?

Hướng dẫn khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

1. Có thể thực hiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án?

Để có thể thực hiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án cần căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bạn cần chứng minh người có được quyền nuôi con sau ly hôn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (về mặt sức khỏe, tinh thần, học tập…) và bạn phải có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con bạn hơn vợ/chồng của bạn thì Tòa án sẽ căn cứ vào những căn cứ trên nhằm ra phán quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Nếu vợ/chồng đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con, bạn có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con. Nếu như vợ/chồng bạn không thỏa thuận được thì tranh chấp về việc đòi lại quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Điều 28 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, do đó bạn có thể gửi đơn khởi kiện cùng chứng cứ về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn đang cư trú.

2. Có thể thực hiện giành lại quyền nuôi cả 2 con khi đã có bản án của Tòa án?

Để có thể thực hiện giành lại quyền nuôi cả 2 con khi đã có bản án của Tòa án cần căn cứ theo độ tuổi của con theo quy định tại khoản 2 và khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

  • Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con;
  • Luật không quy định về trường hợp trẻ từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi sẽ xem xét như thế nào;
  • Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi con.

Do đó, để có thể giành lại quyền nuôi cả 2 con khi đã có bản án của Tòa án cần chứng minh cho Tòa án thấy bạn có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con và có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con bạn hơn vợ/chồng của bạn, bên cạnh đó nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên cần cần xem xét nguyện vọng của con.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác.

Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể thực hiện giành lại quyền nuôi cả 2 con khi đã có bản án của Tòa án nếu đủ các điều kiện trên.

3. Trình tự thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án?

Hồ sơ cần thiết cho việc giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án

Trường hợp vợ/chồng thỏa thuận được về quyền nuôi con, hồ sơ gồm có:

  • Vợ/chồng lập văn bản thỏa thuận về quyền nuôi con sau khi ly hôn;
  • Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận về quyền nuôi con;
  • Tòa án xem xét hồ sơ, kiểm tra về điều kiện nuôi dưỡng của cha mẹ. Nếu xét thấy việc thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ ra quyết định về việc thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.

Hồ sơ khởi kiện đề nghị Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi trong trường hợp không đạt được thỏa thuận về quyền nuôi con của vợ/chồng gồm có:

  • Đơn khởi kiện (Mẫu đơn xin giành lại quyền nuôi con theo link bên dưới);
  • Bản án ly hôn;
  • Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.

4. Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án

Thủ tục giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án Tòa án được thực hiện theo quy định tại các Điều 28,35 và 39 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn (người đang trực tiếp nuôi con bạn) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nộp đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, lúc này Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Thời gian giải quyết sẽ được quy định tại Điều 203 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

  • Theo điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ Luật này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, nhưng nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì thời hạn sẽ không quá 06 tháng;
  • Theo khoản 4 Điều 203 Bộ Luật này quy định thời hạn mở phiên tòa là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Trên đây là một số thông tin về Hướng dẫn khởi kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn]  – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo