Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, việc mở rộng ngành nghề kinh doanh trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nhờ vào các dịch vụ trực tuyến. Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh online không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn mang lại sự thuận tiện và linh hoạt cho doanh nghiệp. Hãy cùng ACC hướng dẫn các bước để có thể thực hiện đăng ký.
I. Bổ sung ngành nghề kinh doanh là như thế nào?
II. Vì sao cần phải đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh?
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể muốn mở rộng hoạt động của mình sang các lĩnh vực khác. Doanh nghiệp cần phải đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh. Sau khi tiến hành bổ sung ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bạn hợp pháp và được bảo vệ quyền lợi cao nhất. Đây cũng chính là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải tiến hành bổ sung ngành nghề kinh doanh.
1. Đảm bảo tính hợp pháp:
Để có thể hoạt động kinh doanh hợp pháp trong các lĩnh vực mới, doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh với cơ quan chức năng. Điều này giúp đảm bảo tính hợp pháp đối với ngành nghề kinh doanh được bổ sung.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh:
Khi đã đăng ký bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các hoạt động kinh doanh mới mà không gặp phải rào cản pháp lý, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động.
3. Tăng cường uy tín và niềm tin:
Đăng ký đầy đủ và chính xác các ngành nghề kinh doanh giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín và niềm tin với khách hàng, đối tác và nhà đầu tư, bởi họ thấy rằng doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định pháp luật.
4. Hỗ trợ quản lý tài chính và thuế:
Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh giúp cơ quan thuế và quản lý nhà nước dễ dàng theo dõi và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp doanh nghiệp minh bạch hơn trong các báo cáo tài chính và kê khai thuế.
5. Mở rộng phạm vi hoạt động:
Đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh cho phép doanh nghiệp mở rộng phạm vi hoạt động, tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó tăng cơ hội tiếp cận thị trường và khách hàng mới.
6. Tối ưu hóa nguồn lực:
Doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có như nhân lực, cơ sở vật chất và công nghệ để phát triển các ngành nghề mới, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
7.Hợp pháp hóa các hoạt động mới:
Nếu doanh nghiệp mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác mà không đăng ký, các hợp đồng và giao dịch trong các lĩnh vực đó có thể không được công nhận về mặt pháp lý, gây khó khăn trong việc thực hiện và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.
III. Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh online
Theo quy định tại khoản 1 điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh:
"1. Trường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh."
Như vậy, Hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của donah nghiệp kí
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Theo quy định tại điều 43, Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hồ sơ đăng ký:
"Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:
a) Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy. Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc cá nhân khác ký tên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo các định dạng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được kê khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy; có bao gồm thông tin về số điện thoại, thư điện tử của người nộp hồ sơ;
c) Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 12 Nghị định này."
IV. Trình tự thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh online
Bước 1. Truy cập vào địa chỉ https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/
Bước 2. Đăng nhập tài khoản đăng ký kinh doanh đã đăng ký trước đó
Bước 3. Nhấn vào phần [Đăng ký doanh nghiệp]
Bước 4. Lựa chọn phương thức nộp hồ sơ
Đặc điểm của các phương thức nộp hồ sơ:
- Nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng: Người ký phải có CKSCC; và không cần nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng ĐKKD;
- Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh: Người ký phải có tài khoản ĐKKD; Phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng ĐKKD. (Đối với Thông báo mẫu dấu qua mạng thì không phải nộp hồ sơ bản giấy đến Phòng ĐKKD)
Bước 5. Lựa chọn hình thức đăng ký
- Chọn hình thức đăng ký: Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc;
- Nhấn nút [Tiếp theo] để tiếp tục đăng ký hoặc [Trở về]
Bước 6. Tìm kiếm doanh nghiệp hoặc đơn vị phụ thuộc
Bước 7. Chọn vai trò của người nộp hồ sơ
Bước 8. Chọn loại đăng ký thay đổi
Bước 9. Thông tin chờ xác nhận
- Màn hình sẽ hiển thị những thông tin người sử dụng đã đăng ký;
- Nhấn nút [Bắt đầu] để tiếp tục đăng ký hoặc [Trở về] để quay lại màn hình trước => Trạng thái của hồ sơ chuyển thành “Đã lưu”
Bước 10. Nhập các thông tin trong hồ sơ thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh qua mạng điện tử
Bước 11. Chỉ định người ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- Người nộp hồ sơ thực hiện gán tên người ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định. Người ký phải sử dụng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh để ký xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
- Người nộp hồ sơ chọn khối thông tin [Người ký];
-
Trong trường “Tìm kiếm email”: Nhập email của người chịu trách nhiệm ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nhấn nút [Tìm kiếm] => Hệ thống tự động điền thông tin về Họ tên của cá nhân chịu trách nhiệm ký hồ sơ. Thông tin về họ tên và email của người ký hồ sơ không chỉnh sửa được Thông tin về họ tên và email của người ký hồ sơ không chỉnh sửa được tại khối Người ký, nếu cần chỉnh sửa các thông tin này, người ký cần đăng nhập tài khoản và sửa đổi thông tin tại mục “Quản lý thông tin cá nhân”;
-
Để tìm kiếm được thông tin về người ký hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo địa chỉ email, địa chỉ email cần phải:
+ Đã được đăng ký tại bước đăng ký tài khoản thông thường;
+ Tài khoản thông thường phải ở trạng thái “đang hoạt động” và đã được kết nối với chữ ký số công cộng hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh (tương ứng với phương thức nộp hồ sơ của bộ hồ sơ đang chuẩn bị).
-
Người nộp hồ sơ nhập thông tin về Chức danh của người ký hồ sơ tại trường thông tin “Chức danh”;
-
Người nộp hồ sơ/người đăng ký nhập thông tin về Chức danh của cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ tại trường thông tin “Chức danh”;
- Người nộp hồ sơ/người đăng ký nhấn nút [Chọn] để yêu cầu cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ ký lên hồ sơ. Thông tin về cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ được cập nhật vào danh sách: Danh sách những người ký lên hồ sơ;
Hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo đến địa chỉ email đã đăng ký của các cá nhân có trách nhiệm ký lên hồ sơ.
Lưu ý:
- Tại bước này, nếu người nộp hồ sơ/người đăng ký muốn xóa tên một cá nhân nào đó khỏi danh sách các cá nhân cần ký lên hồ sơ, chọn nút [Xóa] tương ứng với cá nhân đó trong danh sách, xác nhận lại việc xóa tên cá nhân cần ký lên hồ sơ => Tên cá nhân này sẽ được xóa khỏi danh sách
- Nếu người nộp hồ sơ/người đăng ký chọn phương thức nộp hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng => tất cả các cá nhân ký số lên hồ sơ đều phải ký hồ sơ bằng chữ ký số công cộng (Hệ thống không cho phép cá nhân có Tài khoản đăng ký kinh doanh ký lên hồ sơ này).
- Nếu người nộp hồ sơ/người đăng ký chọn phương thức nộp hồ sơ sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh => tất cả các cá nhân ký số lên hồ sơ đều phải ký hồ sơ bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh (Hệ thống không cho phép cá nhân có chữ ký số công cộng ký lên hồ sơ này).
Bước 13. Điền khối thông tin Người liên hệ
Bước 14: Kiểm tra thông tin hồ sơ
Bước 15. Tải văn bản điện tử đính kèm hồ sơ đăng ký thay đổi qua mạng điện tử
- Khi nộp hồ sơ đăng ký điện tử, người dùng cần tải lên đầy đủ các giấy tờ theo quy định về thành phần hồ sơ (giống như hồ sơ bản giấy).
- Nhấn chọn vào từng tài liệu đính kèm và tiến hành tải các tài liệu theo các mục tương ứng.
- Hệ thống chấp nhận cả 2 loại tài liệu đính kèm
Bước 16. Chuẩn bị hồ sơ
- Sau khi điền đầy đủ thông tin của hồ sơ, nhấn nút [Chuẩn bị];
- Nhập mã xác nhận hiển thị trên màn hình. Tên Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ được hiển thị bên dưới đoạn mã xác nhận và dưới dạng không chỉnh sửa được. Nếu hồ sơ vẫn còn thiếu thông tin theo quy định, Hệ thống sẽ hiển thị cảnh báo đỏ. Người nôp hồ sơ/người đăng ký phải chỉnh sửa và chuẩn bị lại hồ sơ. Hệ thống tự động chọn Phòng Đăng ký kinh doanh để xử lý hồ sơ căn cứ vào tỉnh/thành phố của địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp đã nhập tại bước nhập thông tin.
- Nếu hồ sơ đã đầy đủ thông tin theo quy định, nhập “chuỗi ký xác nhận” và nhấn nút [Xác nhận] để hoàn thành bước chuẩn bị hồ sơ.
Bước 17. Ký số/ Xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
- Việc chỉ định người ký số/xác định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại bước kê khai thông tin trong bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, như hướng dẫn tại phần trên.
- Để tiến hành ký số/Xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ mở hồ sơ cần ký, nhấn nút [Ký số/ Xác thực bằng tài khoản ĐKKD] để tiến hành ký số/xác thực;
-
Với trường hợp hồ sơ dùng chữ ký số công cộng, cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ thực hiện các bước sau:
+ Cắm USN token vào ổ cắm USB của máy tính;
+ Tích chọn nút xác nhận “Tôi xin cam đoan tính trung thực, chính xác và toàn vẹn của hồ sơ đăng ký và các tài liệu đính kèm”;
+ Nhấn nút [Xác nhận] => Máy tính sẽ tự động chạy chương trình để nhận dạng chữ ký số công cộng và người nộp hồ sơ/người đăng ký sẽ chọn chữ ký số công cộng dùng để ký lên hồ sơ;
+ Nhấn nút [Ký số/Xác thực bằng Tài khoản ĐKKD];
+ Nhập mã PIN;
+ Khi hệ thống thông báo việc ký số thành công, nhấn nút [Đóng].
-
Với trường hợp hồ sơ dùng Tài khoản đăng ký kinh doanh, cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ thực hiện các bước sau:
+ Tích chọn nút xác nhận “Tôi xin cam đoan tính trung thực, chính xác và toàn vẹn của hồ sơ đăng ký và các tài liệu đính kèm” => Phần tên đăng nhập đã được mặc định sẵn, người ký chỉ cần nhập mật khẩu của tài khoản thông thường đã tạo;
+ Nhấn nút [Xác nhận].
-
Hồ sơ đang trong quá trình ký có trạng thái “Đang ký”, người nộp hồ sơ/người đăng ký có thể xem thông tin về tình trạng ký hồ sơ bằng cách chọn khối thông tin [Người ký/Xác nhận];
-
Khi hồ sơ đã có đầy đủ chữ ký, trạng thái hồ sơ sẽ chuyển thành “Đã ký”. Nếu phát hiện sai sót trong việc gán tên cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ, người nộp hồ sơ/người đăng ký có thể thay đổi thông tin về cá nhân chịu trách nhiệm ký lên hồ sơ => Nhấn nút [Hủy bỏ việc ký hồ sơ] và thực hiện lại bước ký lên hồ sơ từ đầu.
Bước 18. Nộp hồ sơ vào Phòng Đăng ký kinh doanh
- Sau khi người nộp hồ sơ/người đăng ký hoàn thành việc nộp hồ sơ, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được chuyển sang trạng thái “Đang nộp” và được tự động tiếp nhận trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để và chuyển về tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh tương ứng phục vụ cho việc xử lý hồ sơ. Hồ sơ sẽ chuyển sang trạng thái “Đã gửi đi” nếu được tiếp nhận thành công trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
-
Khi hồ sơ đã được nộp thành công, Hệ thống hiển thị 02 bản in trên tài khoản của người nộp hồ sơ/người đăng ký.
+ Bản Xem trước hồ sơ bao gồm các thông tin của hồ sơ đã nộp => Nhấn nút [Xem trước] => [Khởi tạo] để tạo bản in này.
+ Giấy biên nhận => Nhấn nút [In] để xem và in Giấy biên nhận.
Bước 19. Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ
- Sau khi hồ sơ được lưu trên ứng dụng đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, người nộp hồ sơ/người đăng ký có thể tìm kiếm hồ sơ tại bất kỳ thời điểm nào.
- Sau khi đăng nhập vào tài khoản của mình, người nộp hồ sơ/người đăng kýchọn “Danh sách hồ sơ đăng ký” => Tìm kiếm hồ sơ theo các tiêu chí có sẵn như tên doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; số tham chiếu của hồ sơ.
- Tại danh sách hồ sơ, người sử dụng có thể nhìn thấy tình trạng xử lý bộ hồ sơ đã đăng ký.
Bước 20. Sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung (Nếu có)
Bước 21. Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ đã được nộp trực tuyến, Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét để xử lý hồ sơ do doanh nghiệp nộp. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, người nộp hồ sơ sẽ nhận được email thông báo tại địa chỉ email đã đăng ký.
Nộp hồ sơ bằng bản giấy (trường hợp sử dụng Tài khoản ĐKKD) Trường hợp hồ sơ được nộp bằng Tài khoản ĐKKD, khi hồ sơ đăng ký qua mạng đã hợp lệ, người sử dụng cần nộp hồ sơ bằng bản giấy đến Phòng Đăng ký kinh doanh để được nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp:
- (01) bộ hồ sơ ĐKDN bằng bản giấy (tương ứng với hồ sơ điện tử);
- Giấy biên nhận điện tử;
- Thông báo hồ sơ điện tử hợp lệ.
>> Tham khảo thêm thông tin tại Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh 2024.
V. Lợi ích của việc đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh online
- Tiết kiệm thời gian: Quy trình đăng ký trực tuyến giúp giảm thời gian đi lại và chờ đợi tại các cơ quan hành chính.
- Doanh nghiệp có thể đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, chỉ cần có kết nối internet.
- Doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn thông qua việc kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau.
- Hồ sơ đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh qua mạng được lưu trữ trực tuyến, đảm bảo tính minh bạch và an toàn.
- Doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu thông tin đăng ký kinh doanh của mình và của các doanh nghiệp khác.
VI. Câu hỏi thường gặp
1. Có thể thêm bao nhiêu ngành nghề kinh doanh cùng một lúc?
Không có giới hạn số lượng ngành nghề kinh doanh bạn có thể thêm cùng một lúc, miễn là các ngành nghề đó hợp pháp và phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Tôi cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh mới trước khi bắt đầu hoạt động không?
Bạn cần phải hoàn thành việc đăng ký ngành nghề kinh doanh mới và được phê duyệt trước khi chính thức hoạt động kinh doanh trong ngành nghề đó.
3. Hồ sơ đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh qua mạng có cần công chứng không?
Thông thường, các tài liệu cần công chứng là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan đến thay đổi ngành nghề. Tuy nhiên, các yêu cầu cụ thể sẽ được nêu rõ trên cổng thông tin đăng ký kinh doanh.
Nội dung bài viết:
Bình luận