mẫu cam kết giữa phụ huynh với nhà trường là bản cam kết được sử dụng phổ biến trong trường học. Theo ý kiến phụ huynh trong bản kiểm điểm, các bạn học sinh cam kết không tái diễn vi phạm và chấp hành tốt các nội quy của trường, lớp. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.
1. Cam kết của phụ huynh và học sinh không vi phạm nội quy trường, lớp là gì?
Mẫu cam kết của phụ huynh và học sinh không vi phạm nội quy trường, lớp là mẫu được sử dụng tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông để các học sinh cam kết không vi phạm, thực hiện đúng các nội quy trường lớp đề ra.
2. Bản cam kết của học sinh dùng để làm gì?
Bản cam kết của học sinh sẽ do chính học sinh tự lập, trong đó ghi nhận những cam kết của học sinh về học tập, thu đua, rèn luyện đạo đức, kiến thức… trong suốt một năm học. Việc cam kết này sẽ giúp học sinh tự đặt ra cho mình những mục tiêu của năm học, từ đó lên kế hoạch để phấn đấu, thực hiện mục tiêu.
Đồng thời, thông qua bản cam kết của học sinh, thầy cô giáo sẽ nắm rõ được mục tiêu, tinh thần học tập, ý thức rèn luyện của học sinh để từ đó theo dõi sự cố gắng của học sinh.
Ngoài ra, một số bản cam kết còn ghi nhận cam kết của phụ huynh học sinh về việc giáo dục, quản lý và phối hợp với nhà trường để có thể giáo dục con mình một cách tốt nhất.
Với những bản cam kết có nội dung về việc không tái phạm vi phạm nội quy nhà trường, học sinh thông qua bản cam kết để nhìn nhận lại những lỗi lầm của bản thân, kịp thời sửa chữa và cố gắng trở thành học sinh tốt, gương mẫu.
3. Hướng dẫn cách viết bản cam kết của phụ huynh và học sinh của học sinh dành cho mọi cấp
Tùy thuộc vào mục đích làm cam kết cụ thể, học sinh, phụ huynh có thể lựa chọn mẫu cam kết phù hợp. Khi viết cam kết cần lưu ý một số nội dung:
- Ghi rõ các thông tin, gồm: Họ tên người làm cam kết, tên trường, tên lớp, năm học…
- Ở phần nội dung cam kết: Liệt kê các nội dung cam kết (thực hiện nghiêm túc Nội quy, Quy tắc ứng xử của nhà trường; chăm chỉ, tự giác trong học tập, trung thực trong kiểm tra và thi cử…).
Với cam kết không tái phạm vi phạm nội quy trường, lớp, cần trình bày rõ lý do làm cam kết, hành vi vi phạm.
- Lời cam đoan: Học sinh, phụ huynh học sinh ghi lời cam đoan ở phần cuối bản cam kết về việc sẽ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những nội dung đã nêu, đồng thời sẽ chịu trách nhiệm trước thầy cô, nhà trường nếu vi phạm các nội dung đã cam kết.
- Cuối cùng, ghi rõ thời gian làm cam kết, ký và ghi rõ họ tên người làm cam kết. Trong một số mẫu cam kết còn yêu cầu phải có thêm ý kiến, nhận xét của nhà trường, thầy cô giáo.
4. Cách Viết Bản Cam Kết Của Phụ Huynh Và Học Sinh Không Vi Phạm Nội Quy Trường, Lớp
Bản cam kết của phụ huynh và học sinh không vi phạm nội quy trường, lớp là văn bản được sử dụng tại các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 để các em học sinh xác nhận không vi phạm các nội quy của trường lớp trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm học.
Bản cam kết không vi phạm nội quy trường lớp của học sinh sẽ do học sinh viết, ký xác nhận để ghi nhận việc cam kết học tập, thi đua, rèn luyện kiến thức, đạo đức, thực hiện đúng quy định trường lớp trong suốt cả năm học. Việc cam kết này sẽ giúp học sinh hiểu về nội quy của nhà trường và đặt ra những mục tiêu mới, từ đó phấn đấu, rèn luyện để đạt kết quả tốt nhất.
Nội dung của bản bản cam kết của phụ huynh và học sinh không vi phạm nội quy trường, lớp thường bao gồm các thông tin về quốc hiệu, tiêu ngữ, thông tin của người viết cam kết (họ tên, lớp học, trường học), nội dung cam kết và lời hứa, lời cam đoan của học sinh, phụ huynh học sinh về việc thực hiện nghiêm túc những nội dung đã nêu.
Ví dụ về mẫu cam kết:
BẢN CAM KẾT
GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH
Để xác định rõ trách nhiệm giữa nhà trường và gia đình, đồng thời tạo sự gắn bó, hỗ trợ nhau, nhằm giáo dục cho học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi, phát triển tòan diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ và các kỹ năng cần thiết.
Hôm nay, ngày ……… tháng................ năm 20… tại văn phòng trường...........
Nhà trường và Phụ huynh học sinh tiến hành cam kết như sau:
+ ĐD nhà trường: Hiệu trưởng Trường.......
+ PHHS: Ông/bà : ……………………………
Là phụ huynh học sinh của em : …………...
Lớp :………….. Năm học 20…… - 20……..
- VỀ PHÍA NHÀ TRƯỜNG :
Thực hiện chức năng và nhiệm vụ giáo dục theo quy định của nhà nước.
- Khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy chế của Bộ GD&ĐT, Sở giáo dục, Phòng giáo dục và nội quy của nhà trường.
- Bố trí giáo viên có đủ năng lực, phẩm chất để giảng dạy. Đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất dạy, học để giáo dục học sinh đạt hiệu quả toàn diện.
- Đảm bảo công tác tổ chức bán trú và nội trú cho học sinh (ăn, ngủ, sinh hoạt), xe đưa rước (nếu có yêu cầu), chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong thời gian học tập tại trường. Nhà trường chỉ cấp các loại thuốc thông thường, thuốc đặc trị do phụ huynh tự túc. Khi học sinh mắc bệnh ở trường, nếu bệnh nặng thì nhà trường phải thông báo ngay cho phụ huynh để cùng giải quyết. Những trường hợp phải cấp cứu thì nhà trường sẽ đưa đi bệnh viện và báo để phụ huynh đến chăm sóc, tiền viện phí do phụ huynh tự trả.
- Đảm bảo cho học sinh có điều kiện tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội và các hoạt động xã hội mang tính chất giáo dục, các hoạt động vui chơi giải trí, tham quan dã ngoại.
- Nhà trường không giải quyết cho học sinh nghỉ học nếu không có lý do chính đáng và không có đơn xin phép của PHHS.
- Thanh toán lại tiền ăn những ngày nghỉ theo quy định (chủ nhật, lễ, tết) và nghỉ có phép từ 03 ngày trở lên. Không trừ tiền học phí, nội trú và đưa rước vào các dịp lễ, tết, nghỉ phép.
- Trả lời những ý kiến đóng góp chân thành, trên tinh thần xây dựng của phụ huynh học
sinh. - Trường không chịu trách nhiệm:
- Về những rủi ro xảy ra cho học sinh vượt quá sự quan tâm chăm sóc của nhà trường.
- Những mất mát, hư hỏng đồ dùng cá nhân của học
- Các trường hợp học sinh cố tình trốn trường dưới mọi hình thức.
- VỀ PHÍA PHỤ HUYNH HỌC SINH:
- Thực hiện đóng học phí; tiền ăn; tiền ở nội trú; tiền xe đưa rước và các khoản khác (nếu có)… đúng hạn (từ ngày mùng 01 đến ngày mùng 05 hàng tháng) bằng các hình thức: đóng trực tiếp bằng tiền mặt hoặc bằng thẻ thanh toán tại phòng kế toán của trường; chuyển khoản vào tài khoản của nhà trường. (lưu ý PHHS không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của giáo viên nhờ đóng hộ, nếu có mất mát nhà trường sẽ không chịu trách nhiệm)
- Các trường hợp nợ học phí trên 01 tháng, bộ phận kế toán và giáo viên chủ nhiệm sẽ gửi thông báo nhắc đóng học phí; Nếu nhắc lần thứ 3 mà phụ huynh vẫn không đóng học phí, thì nhà trường sẽ thông báo và đình chỉ học tập. Trong trường hợp này phụ huynh phải đến trường quyết toán học phí thì nhà trường mới giải quyết cho học sinh nhập học lại; thời gian đình chỉ học tập sẽ được tính vào thời gian nghỉ có phép theo quy định, nếu nghỉ quá 45 ngày thì sẽ giải quyết cho học sinh nghỉ học theo quy chế.
- Phụ huynh phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên quản lý nội trú để tìm hiểu những vấn đề học tập, rèn luyện nhân cách của học Xem và ký sổ liên lạc, sổ báo bài để kiểm tra, đôn đốc con em tự học tốt ởnhà.
- Đảm bảo con em đi học đúng giờ quy định của trường. Nếu học sinh nghỉ học do bị ốm thì phụ huynh phải có đơn xin phép; nếu không kịp viết đơn thì phải gọi điện báo cho GVCN rồi gửi đơn xin phép sau; Nếu nghỉ học vì các lí do khác thì phải xin phép và phải được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường thì mới được nghỉ.
- Kiểm tra sinh hoạt vui chơi của con em, không để tiêm nhiễm các thói hư tật xấu như: nghiện game;nghiện sử dụng điện thoại; hút thuốc lá; sử dụng ma túy; rượu, bia; cờ bạc; cá độ; xem sách, báo, phim ảnh có nội dung xấu; đua đòi, ăn chơi, yêu đương sớm…, ảnh hưởng đến học tập và rèn luyện nhân cách. Khi phát hiện con em có biểu hiện trên, phụ huynh phải thông báo ngay cho nhà trường biết để phối hợp giáo dục.
- Đôn đốc và kiểm tra con em thực hiện nội qui của nhà trường. Nếu học sinh vi phạm gây thiệt hại về vật chất như: làm hỏng bàn ghế, các trang thiết bị dạy học và sinh hoạt… của nhà trường thì phụ huynh phải bồi thường tài sản theo giá Nếu cố tình phá họai thì phải bồi thường gấp 5 lần giá trị thực tế.
- Chấp hành các hình thức kỷ luật của nhà trường khi học sinh vi phạm nội quy của trường, các qui định của ngành GD&ĐT.
- Đảm bảo các điều kiện tốt nhất có thể cho con em đi học như: Trang bị quần, áo đồng phục; đồ dùng học tập, sách vở, giấy bút..v.v.. Đảm bảo học sinh đi học phải mặc đồng phục; mang đầy đủ đồ dùng học tập, sách vở theo quy định của trường.
- Phụ huynh không can thiệp vào công việc nội bộ của nhà trường. Có thể đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng thông qua hộp thư góp ý tại văn phòng, gặp trực tiếp để trao đổi, trao đổi bằng điện thoại qua đường dây nóng hoặc qua email:.......
- Tham gia họp phụ huynh học sinh theo qui định: đầu năm học, sơ kết học kỳ 1 và tổng kết năm học hoặc khi nhà trường có giấy mời đột xuất để giải quyết côngviệc.
III. THỰC HIỆN CAM KẾT:
- Trong quá trình thực hiện nếu có những ý kiến chưa thống nhất xảy ra thì hai bên sẽ thẳng thắn trao đổi, bàn bạc giải quyết nhằm đem lại kết quả giáo dục tốt nhất cho học sinh.
- Bản cam kết này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị ngang nhau để theo dõi.
- Trường hợp học sinh nội trú thì phụ huynh sẽ làm thêm thỏa thuận nội trú giữa giáo viên quản lý nội trú và PHHS.
HIỆU TRƯỞNG | ĐẠI DIỆN PHỤ HUYNH
Cha, Mẹ hoặc Người đỡ đầu |
Hướng dẫn cách viết bản cam kết giữa phụ huynh với nhà trường được chúng tôi tìm hiểu như trên. Mời các bạn để lai câu hỏi nếu có thắc mắc cần giải đáp. Chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất có thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận