Hướng dẫn cách tra cứu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là một loại báo cáo hết sức quen thuộc với doanh nghiệp thể hiện các chỉ số kinh doanh như tình hình tài sản, vốn cũng như nợ phải trả trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Vậy Cách lập Hướng dẫn cách tra cứu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp mới nhất như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Hướng dẫn cách tra cứu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đơn giản nhất - Networks Business Online Việt Nam & International VH2

1. Quy định về báo cáo tài chính ra sao?

Theo chế độ quy định, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Với các công ty, tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn vị trực thuộc. Đối với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngoài BCTC năm còn phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ Quý IV) dạng đầy đủ. Riêng đối với tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp (BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện bắt buộc từ năm 2008). Bắt đầu từ năm 2008, các công ty mẹ và tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và báo cáo hợp nhất cuối niên độ kế toán và BCTC hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh.

2. Báo cáo tài chính dùng để làm gì?

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả
  • Vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Các luồng tiền.

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng

3. Cách tra cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Cách đơn giản nhất để tra cứu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đại chúng đó là tra cứu thông qua Hệ thống công bố thông tin công ty đại chúng SSC của Ủy ban chứng khoán Việt Nam. Ở hệ thống này, bạn có thể tìm và tải về các báo cáo tài chính mới nhất cũng như kèm theo đó là thuyết minh báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp đã nộp. Ở hệ thống này có cung cấp các trường tìm kiếm như: Tên báo cáo; Kỳ báo cáo; thời gian gửi; đơn vị để người tra cứu có thể thu hẹp phạm vi tìm kiếm của mình. Ngoài ra, hệ thống này tổng hợp đầy đủ các dữ liệu từ các doanh nghiệp đại chúng và không bắt buộc phải đăng ký, đăng nhập từ người tra cứu.

Đối với các doanh nghiệp mới tra cứu lại báo cáo tài chính mà mình đã nộp, có thể thực hiện tra cứu trực tiếp trên trang Thuế điện tử của Tổng cục thuế Việt Nam: http://thuedientu.gdt.gov.vn/. Sau khi đăng nhập doanh nghiệp vào hệ thống này, bạn tiếp tục chọn mục tra cứu “tờ khai” và thực hiện tra báo cáo tài chính đã nộp của doanh nghiệp mình.

Với hệ thống nhantokhai.gdt.gov.vn doanh nghiệp thực hiện từng bước tra cứu như sau:

Bước 1: Vào website: https://nhantokhai.gdt.gov.vn. và đăng nhập với “Tên đăng nhập” là Mã số thuế và mật khẩu của doanh nghiệp. Sau đó các bạn chọn “Đăng nhập”.

Bước 2: Các bạn chọn: “Tra cứu” để tra cứu thông tin các tờ khai người nộp thuế đã nộp.

Bước 3: Kế toán chọn vào mục: “Tra cứu tờ khai”. Ở dòng “ Ngày nộp từ ngày” các bạn nhập thời gian mà các bạn muốn tìm kiếm tờ khai sau đó chọn ”Tra cứu”.

Bước 4: Tại màn hình trả về kết quả tra cứu, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ tờ khai các bạn đã nộp trong giai đoạn này để kế toán có thể thực hiện tra cứu, kiểm tra lại thông tin đã nộp.

Như vậy, nếu doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống cũ (hệ thống nhantokhai) thì đã thực hiện và tra cứu thành công báo cáo tài chính, tờ khai thuế của doanh nghiệp.

Cách tra cứu báo cáo tài chính của doanh nghiệp trên hệ thống etax

Bước 1: Các bạn thực hiện truy cập vào hệ thống Etax theo đường dẫn: http://thuedientu.gdt.gov.vn/.

Bước 2: Kế toán chọn vào mục tra cứu “Tờ khai”. Sau đó bạn thực hiện điền ngày, tháng, chọn tờ khai thuế đích danh muốn tìm hoặc không cần. Sau đó các bạn ấn vào “Tra cứu” màn hình sẽ hiển thị toàn bộ tờ khai thuế các bạn cần tìm, sau đó tải về.

Như vậy, các bạn đã tải được tờ khai thuế, báo cáo tài chính đã nộp của công ty để có thể kiểm tra lại thông tin.

Hướng dẫn cách làm báo cáo tài chính trên phần mềm hỗ trợ kê khai HTKK

Bước 1: Đăng nhập vào Phần mềm HTKK bằng mã số thuế của doanh nghiệp, lựa chọn “Báo cáo tài chính” trên tab Menu, chọn “Bộ báo cáo tài chính” theo Thông tư 200 hoặc Thông tư 133.

– Trường hợp doanh nghiệp làm Báo cáo tài chính theo Thông tư 133 dành cho DN vừa và nhỏ sẽ có 2 mẫu là Mẫu 01a và 01b. Trong đó Mẫu 01a sẽ trình bài Tài sản và nợ phải trả trên báo cáo tình hình tài chính theo tính thanh khoản giảm dần; Mẫu 01b được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn. Thông thường doanh nghiệp sẽ sử dụng mẫu 01A-DNN.

– Riêng báo cáo tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

Bước 2: Tiếp theo kế toán thực hiện lập báo cáo tài chính trên phần mềm HTKK.

Nếu các bạn làm sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính trên các phần mềm kế toán có hỗ trợ kết xuất XML thì các bạn có thể kết xuất BCTC dạng file XML từ phần mềm đó rồi tải vào HTKK sẽ thuận lợi và nhanh hơn. Hoặc kế toán có thể kết xuất XML trực tiếp từ phần mềm kế toán rồi nộp qua mạng mà không cần làm trên HTKK.

Bước 3: Sau khi lập xong kế toán kết xuất dạng XML và tìm nơi để lưu dữ liệu. Bạn nên lưu file ở ngoài màn hình để tiện cho việc nộp tờ khai.

Trên đây là các thông tin về Hướng dẫn cách tra cứu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo