Hướng dẫn cách tạo mã vạch cho sản phẩm (Cập nhật 2024)

Mã số mã vạch đã rất quen thuộc với tất cả mọi người nhưng các bạn có biết cách tạo mã vạch cho sản phẩm như thế nào chưa? Bài viết này ACC sẽ giải đáp cho các bạn quy trình tạo mã vạch cho sản phẩm.

1.Mã số mã vạch là gì

Trước khi trình bày về cách tạo mã vạch cho sản phẩm, ACC sẽ trình bày về định nghĩa về mã số mã vạch:

Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;

Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác.

2.Cách tạo mã số mã vạch cho sản phẩm

Để tạo mã vạch cho sản phẩm, phải trải qua quy trình sau:

Bước 1: Đăng ký sử dụng mã số mã vạch:

đây là bước đầu tiên để hợp thức hóa việc sử dụng mã số mã vạch, trước khi tạo mã số mã vạch cho sản phẩm, cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

  • Xác định số lượng sản phẩm cần đăng ký mã vạch

Như chúng tôi đã tư vấn, mã vạch sẽ có 3 loại là loại dưới 100 sản phẩm; loại dưới 1.000 sản phẩm và loại dưới 10.000 sản phẩm. Do đó, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm muốn đăng ký, khách hàng sẽ lựa chọn gói mã vạch phù hợp.

  • Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký mã vạch sẽ được chúng tôi tư vấn chi tiết theo mục bên dưới, khách hàng có thể tham khảo.

  • Nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký mã vạch sẽ được nộp tại Tổng cục đô lường chất lượng, chi tiết cách thức nộp hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi tư vấn chi tiết bên dưới, khách hàng có thể tham khảo

  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký mã vạch

Sau khi thẩm định xong hồ sơ đăng ký và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ cấp mã vạch cho doanh nghiệp để sử dụng trước, giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sẽ được cấp cho đơn vị đăng ký sau đó khoảng 30 ngày.

Bước 2: Tạo mã vạch cụ thể từ mã vạch được cấp

Mã vạch được cấp không sử dụng được ngay mà doanh nghiệp cần tạo mã số mã vạch cụ thể trên cơ sở mã được cấp.

Ví dụ doanh nghiệp đăng ký mã vạch 8 số sẽ được cấp1 mã bao gồm 8 chữ số, ví dụ như: 89377777 Sau đó doanh nghiệp được phép thêm vào 4 chữ số đằng sau để thành mã vật phẩm hoàn chỉnh - tương đương với 9999 loại sản phẩm. Công đoạn xác định những số còn lại của mã vạch và chuyển mã số thành mã vạch.

Công đoạn này có thể sử dụng các phần mềm tạo mã vạch như: Bartender, DD Label...

Phần mềm Bartender

Phần mềm này có thể tạo mã vạch hàng loại rất thông minh và chuyên nghiệp, đặc biệt là hoàn toàn miễn phí.

Bên cạnh các chức năng thiết kế mã vạch thông thường phần mềm này còn có thể cài đặt cấu hình tem theo ý muốn, điều chỉnh độ dài ngắn…ngoài ra với phần mềm tạo mã vạch này chúng ta cũng có thể tự chèn logo mã vạch

Phần mềm Matrix Label

Phần mềm này có tính năng linh hoạt và giao diện rất thân thiện với người dùng.

Sử dụng phần mềm này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng và tiện lợi hơn trong việc xây dựng hệ thống mã vạch cho sản phẩm. Phần mềm này rất dễ sử dụng chỉ vài thao tác đơn giản là có thể tạo ra được rất nhiều mã vạch khác nhau, có thể chỉnh sửa dễ dàng.

Phần mềm ECOUNT ERP

Sở hữu nhiều chức năng thông minh hỗ trợ người sử dụng có thể dễ dàng quản lý hàng hóa, hàng tồn kho theo dõi những biến động của hàng hóa một cách chính xác nhất, giúp tăng năng suất và hiệu quả cộng việc dễ dàng nhập dữ liệu nhanh chóng mà không gặp phải khó khăn nào.

3.Những câu hỏi thường gặp về tạo mã vạch cho sản phẩm

Câu 1: Nếu việc sử dụng mã số mã vạch để quản lý hàng hóa nội bộ thì có cần phải đăng ký hay không?

Nếu mã số chỉ sử dụng trong quản lý nội bộ lưu chuyển hàng hóa thì Doanh nghiệp không cần phải đăng ký

Câu 2: Phí đăng ký mã vạch là bao nhiêu?

– Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch: mức phí này dao động từ 300.000 đến 1.000.000 đồng.

– Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí): dao động từ 200.000 đến 2000.000 đồng/năm

Câu 3: Cá nhân có đăng ký mã số mã vạch được không?

Theo quy định hiện hành, cá nhân chưa đăng ký mã số mã vạch được mà muốn đăng ký mã số mã vạch thì cá nhân đó phải tối thiểu thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập công ty TNHH, Công ty Cổ phần.

Câu 4: Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch?

Trong trường hợp cấp mới: không quá 03 năm kể từ ngày cấp.

Trong trường hợp cấp lại: theo thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch đã được cấp.

4.Dịch vụ tạo mã vạch cho sản phẩm của ACC

Qua bài viết, ACC đã trình bày cho các bạn về các kiến thức tổng quan về mã số mã vạch và quy trình tạo mã vạch cho sản phẩm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký mã số mã vạch, hãy liên hệ với chúng tôi qua:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo