Kiểm điểm là thuật ngữ chắc hẳn ai cũng đã từng nghe trong đời. Từ lúc chúng ta đi học thì chúng ta cũng nghe được cụm từ này hoặc thấy được bản kiểm điểm. Hiện nay, trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, bản kiểm điểm là một trong những biện pháp được sử dụng để giúp người làm kiểm điểm nhìn nhận lại những sai sót, lỗi lầm của mình. Như vậy thì hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân là gì? Hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân. Để tìm hiểu hơn về hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân nhé.
Hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân
1. Bản kiểm điểm là gì?
Bản kiểm điểm cá nhân do cá nhân lập ra để tự đánh giá, nhận xét mức độ lỗi, những sai sót mắc phải của bản thân, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm về khuyết điểm, rút kinh nghiệm trong những lần sau
Bản kiểm điểm cá nhân là bản tự kiểm điểm dùng cho các cá nhân để trình bày những sai sót, khuyết điểm mà mình mắc phải để từ đó rút ra được kinh nghiệm trong những thời gian tới. Khi cá nhân thực hiện một hành vi nào đó vi phạm kỷ luật thì sẽ cần có bản kiểm điểm cá nhân để tự kiểm điểm lại bản thân và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.
Bản kiểm điểm Đảng viên là mẫu văn bản bản được dành riêng cho các đối tượng là Đảng viên, qua đó có thể tự đánh giá mức độ lỗi của bản thân khi mắc phải, đồng thời ý thức trách nhiệm của bản thân và rút kinh nghiệm cam kết không tái phạm.
2. Đối tượng và nơi kiểm điểm theo Hướng dẫn 27-hd/btctw.
Cứ tại mục 1 của Hướng dẫn 27-HD/BTCTW năm 2014 về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm do Ban Tổ chức Trung ương ban hành thì Đối tượng và Nơi kiểm điểm như sau:
Thứ nhất, Đối tượng:
Tập thể, Các cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến cơ sở, cụ thể là:
- Cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở: Bộ Chính trị, Ban Bí thư; ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; ban thường vụ huyện ủy và tương đương; đảng ủy và chi ủy cơ sở.
- Các tổ chức đảng ở Trung ương: Đảng đoàn: Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp trực thuộc Trung ương. Ban Cán sự đảng: Chính phủ và các bộ, ngành của Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước.
- Các tập thể lãnh đạo trực thuộc Trung ương: Tập thể lãnh đạo các ban đảng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương; Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; các đơn vị sự nghiệp ở Trung ương (Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nạm, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
- Các đảng đoàn, ban cán sự đảng ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tập thể lãnh đạo ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
Cá nhân:
- Đảng viên trong toàn Đảng, trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
Thứ hai, nơi kiểm điểm:
- Tất cả đảng viên kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở chi bộ nơi sinh hoạt;
- Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở chi bộ, phải kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cao nhất (có tổ chức kiểm điểm) mà mình tham gia, cụ thể như sau:
- Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng kiểm điểm trước tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư; trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên lãnh đạo.
- Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (cả Ủy viên Trung ương dự khuyết) kiểm điểm trước ban thường vụ cấp ủy hoặc tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn/lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi công tác.
- Các đồng chí ủy viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị ở Trung ương kiểm điểm trước tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi công tác.
- Các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể ban thường vụ cùng cấp; trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị mà mình là thành viên lãnh đạo. Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi công tác.
- Các đồng chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cơ sở (bí thư, phó bí thư ở nơi không lập ban thường vụ) kiểm điểm trước tập thể ban chấp hành cùng cấp và kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo nơi mình là thành viên lãnh đạo. Các đồng chí cấp ủy viên cơ sở kiểm điểm trước tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi mình là thành viên lãnh đạo.
- Đối tượng và nơi kiểm điểm của cán bộ lãnh đạo, quản lý khác ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở do tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
3. Các bước tiến hành kiểm điểm.
Thứ nhất, chuẩn bị kiểm điểm:
- Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể và gửi trước cho các thành viên ít nhất 3 ngày.
- Đảng viên chuẩn bị bản kiểm điểm (theo mẫu); thực hiện lấy ý kiến nhận xét của cấp ủy cơ sở nơi cư trú.
- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cấp trên gợi ý kiểm điểm bằng văn bản đối với tập thể, cá nhân thuộc cấp mình quản lý (nếu thấy cần).
- Báo cáo kiểm điểm tập thể và bản kiểm điểm cá nhân phải chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân; giải trình những nội dung gợi ý kiểm điểm, ý kiến đóng góp (nếu có).
Thứ hai, tổ chức kiểm điểm:
- Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo kiểm điểm trước, đảng viên sau. Có thể kết hợp kiểm điểm tập thể ban cán sự đảng, đảng đoàn với tập thể lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan, đơn vị (nơi lập ban cán sự đảng, đảng đoàn). Những chi bộ trên 30 đảng viên, có tổ đảng thì đảng viên kiểm điểm ở tổ đảng, sau đó tổ đảng báo cáo kết quả với chi bộ.
- Người đứng đầu định hướng các nội dung cần tập trung thảo luận và tiếp thu các ý kiến đóng góp để kết luận và hoàn thiện báo cáo kiểm điểm của tập thể.
- Đảng viên trình bày bản tự kiểm điểm, tập thể đóng góp ý kiến, cá nhân tiếp thu, người chủ trì kết luận (khi kiểm điểm người đứng đầu thì phân công một đồng chí cấp phó chủ trì). Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở nơi nào thì kiểm điểm sâu việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao ở nơi đó; ở chi bộ thì báo cáo tóm tắt kết quả đã kiểm điểm trước khi kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên.
- Trong quá trình kiểm điểm, nếu có dấu hiệu vi phạm nhưng chưa đủ cơ sở kết luận thì báo cáo cấp có thẩm quyền xác minh, làm rõ.
4. Kết luận hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân.
Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về hướng dẫn 27-hd/btctw năm 2014 về kiểm điểm tập thể cá nhân thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
- Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận