Hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế phổ biến từ lâu và được khuyến khích phát triển ở Việt Nam, tồn tại song hành cùng với các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Như vậy, hợp tác xã là gì? Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp theo quy định hiện hành như thế nào? Để tìm hiểu về vấn đề này, xin mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của ACC:
Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp theo quy định hiện hành
1. Hợp tác xã là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định: hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, có tư cách pháp nhân, được thành lập tự nguyện do ít nhất 07 người và hoạt động tương trợ lẫn nhau trong công việc (hoạt động sản xuất, tạo việc làm) trên cơ sở tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ trong điều hành và quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã có đặc điểm như sau:
- Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ, có tính xã hội cao. Loai hình hợp tác xã tự chịu trách nhiệm nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ và các nguồn vốn khác của đơn vị. Hợp tác xã thực hiện các chức năng của hợp tác xã trên cơ sở các xã viên trợ giúp, tương trợ lẫn nhau, điều này chính là thể hiện cho tính xã hội của hợp tác xã.
- Có số lượng thành viên không thấp hơn 07 người theo quy định tại Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012.
- Cá nhân tham gia hợp tác xã sẽ vừa góp vốn và vừa góp sức. Việc góp vốn là nghĩa vụ bắt buộc của xã viên khi có nhu cầu tham gia hợp tác xã; góp sức không phải nghĩa vụ bắt buộc mà phụ thuộc vào phương thức hợp tác và khả năng của mỗi xã viên.
- Tính sở hữu của hợp tác xã là sở hữu tập thể.
- Những xã viên tham gia quản lý hợp tác xã dựa theo nguyên tắc bình đẳng, dân chủ.
Hợp tác xã hoạt động dựa theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 7 Luật Hợp tác xã:
- Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập, gia nhập, rời khỏi hợp tác xã khi được chấp thuận hoặc đáp ứng các điều kiện.
- Hợp tác xã được kết nạp rộng rãi thành viên, không quy định số thành viên tối đa.
- Xã viên có quyền bình đẳng như nhau không phụ thuộc vào lượng vốn góp. Việc phân phối thu nhập hay phân chia công việc sẽ theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
- Hợp tác xã tự chịu trách nhiệm về hoạt động của đơn vị trước pháp luật.
- Thành viên hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện các cam kết trong hợp đồng dịch vụ và theo điều lệ hợp tác xã.
- Hợp tác xã giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thêm cho các thành viên, quản lý và người lao động trong hợp tác xã. Tuyên truyền về bản chất và lợi ích của hợp tác xã đến các thành viên và những cá nhân ngoài hợp tác xã.
- Hợp tác xã phát triển bền vững trong cùng đơn vị, hợp tác với nhau phát triển phong trào hợp tác xã trên địa phương và quy mô lớn hơn.
2. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp theo quy định hiện hành
Theo quy định tại Điều lệ tóm tắt của hợp tác xã nông nghiệp thì:
Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa của nông dân lao động, xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, được Đảng lãnh đạo và Nhà nước giúp đỡ.
Những tư liệu sản xuất của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đều thuộc quyền sở hữu tập thể. Hợp tác xã phải sử dụng tốt những thứ đó, tổ chức lao động tập thể, phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động trên cơ sở tăng cường giáo dục tư tưởng và cải tiến kỹ thuật, đồng thời thực hiện phân phối theo lao động.
Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, nhằm không ngừng nâng cao mức sống của các xã viên, tăng tích lũy vốn cho hợp tác xã và xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, làm tròn mọi nghĩa vụ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và kháng chiến, cứu nước nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới thực hiện thống nhất nước nhà.
3. Đặc điểm hợp tác xã nông nghiệp
Căn cứ vào khái niệm hợp tác xã nông nghiệp cũng như các quy định khác về hợp tác xã nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng thì hợp tác xã nông nghiệp có những đặc điểm sau đây:
* Đặc điểm thứ nhất: Hợp tác xã nông nghiệp theo khái niệm vừa phân tích ở trên được xác định là một tổ chức kinh tế có tính tập thể:
Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật hợp tác xã 2012 và các văn bản hướng dẫn liên quan do đó mà Hợp tác xã được quy định là một tổ chức kinh tế. Điều này được quy định ngay tại khái niệm của hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã 2012.
Không chỉ được xác định là một tổ chức kinh tế mà Hớp tác xã nông nghiệp còn được quy định là một tổ chức kinh tế tập thể.
Với đặc điểm của tác xã nông nghiệp là được tổ chức bởi nhiều cá nhân cùng chung mục đích là phát triển kinh tế nông nghiệp, đem lại lợi nhuận chung cho cả tập thể. Những cá nhân này cùng tự nguyện hợp tác, tương trợ cùng nhau giải quyết các yêu cầu chung, mục đích chung trong việc sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế do đó mà hợp tác xã nông nghiệp mới được xác định là tổ chức kinh tế tập thể.
* Đặc điểm thứ hai là: Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế vừa thể hiện tính kinh doanh vừa mang tính xã hội.
Bên cạnh là một tổ chức kinh tế tập thể thì hợp tác xã nông nghiệp còn là một tổ chức mang tính xã hội. Về đặc điểm của tính xã hội được thể hiện như sau: Hợp tác xã nông nghiệp vừa tiến hành bên cạnh việc cùng sản xuất và cùng kinh doanh, tạo ra thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp thì hợp tác xã nông nghiệp còn là tổ chức kinh tế xã hội khi các hợp tác xã tạo điều kiện cho tất cả các thành viên của mình cùng lao động sản xuất và kiếm được thu nhập từ các việc làm của hợp tác xã. Hợp tác xã nông nghiệp còn là tổ chức thực hiện việc đóng góp trên cơ sở tự nguyện và được hưởng lợi từ việc lao động của mình.
Từ việc thành lập hợp tác xã nông nghiệp mà những lợi ích từ hợp tác xã như tại ra việc làm cho thành viên, giảm được tình hình thất nghiệp của xã hội mà còn tạo điều kiện phát triển cho những cá nhân nhỏ lẻ, không đủ khả năng tự kinh doanh độc lập, những người này có thể góp vốn vào hợp tác xã để tiến hành hoạt động kinh doanh, vì thế mà đây được coi là tổ chức kinh tế xã hội cộng đồng.
* Đặc điểm thứ ba là: Hợp tác xã nông nghiệp có số lượng thành viên tối thiểu là 07 thành viên theo quy định bắt buộc về thành lập hợp tác xã. Cùng với đặc điểm tối thiểu là 07 thành viên thì cá nhân thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; nếu là hộ gia đình thì phải có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật.
* Đặc điểm thứ bốn là: Do hợp tác xã là pháp nhân nên Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình
– Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp khi tổ chức này đáp ứng đủ các điều kiện về thành lập hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã.
– Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức pháp nhân, do đó hợp tác xã này cũng có cơ cấu tổ chức như cơ cấu tổ chức của một pháp nhân, cũng có cơ quan điều hành, có điều lệ theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, bao gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên. Với cơ cấu tổ chức này, những người nằm trong ban lãnh đạo có nhiệm vụ quản lý và phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình: là một pháp nhân được pháp luật công nhận thì hợp tác xã nông nghiệp phải có các tài sản độc lập và nếu có rủi ro thì hợp tác xã nông nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. Về tài sản thì hợp tác xã nông nghiệp có các tài sản bao gồm cả vón góp và các phần vật chất khác như tài sản hiện hữu cố định, quyền sử dụng đất.
– Nhân danh mình độc lập tham gia vào các quan hệ pháp luật: Trên cơ sở các thành viên hợp tác xã tự nguyện tham gia thành lập hợp tác xã về cả góp vốn, lao động sản xuất, cùng làm việc cũng như về các cam kết tự nguyện dụng hàng hóa, dịch vụ do chính hợp tác xã cung cấp, do đó có thể hiểu Hợp tác xã nông nghiệp tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.
Việc tìm hiểu về hợp tác xã sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trong trường hợp gặp phải các vấn đề xoay quanh nó, vấn đề này cũng đã được pháp luật quy định như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp theo quy định hiện hành gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận