Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Hiện nay, quy mô chăn nuôi đang ngày càng được đầu tư, mở rộng. Nắm bắt được xu thế ấy, rất nhiều doanh nghiệp về mảng thức ăn chăn nuôi đã ra đời. Muốn phổ biến sản phẩm của mình trên thị trường, doanh nghiệp bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi. Nhận thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự hiểu rõ về khái niệm, lợi ích cũng như các thủ tục liên quan của chứng nhận hợp quy TĂCN, ACC xin giải đáp những thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công bố hợp quy cho thức ăn chăn nuôi trong bài viết dưới đây.
1. Hợp quy thức ăn chăn nuôi là gì ?
Hợp quy thức ăn chăn nuôi là văn bản chứng nhận đánh giá chất lượng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi phù hợp với các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy chuẩn quy định của pháp luật. Khi nhà sản xuất nộp đơn đăng ký, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra kết luận thức ăn chăn nuôi và nhà xưởng sản xuất đó có đạt quy chuẩn hay không. Mọi tổ chức sản xuất thức ăn chăn nuôi muốn đưa sản phẩm lưu hành trên thị trường đều phải thực hiện công việc này.
2. Tại sao doanh nghiệp cần công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi?
- Tại khoản 1 điều 32 Luật chăn nuôi 2018 số 32/2018/QH14 đã nêu yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường là phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Đối tác và người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng hơn về sản phẩm thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp. Bởi chứng nhận hợp quy chứng tỏ sản phẩm đã đáp ứng các quy chuẩn quốc gia, đảm bảo cả chất lượng và an toàn.
- Từ đó, hình ảnh thương hiệu, uy tín được nâng cao, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường.
3. Các loại thức ăn chăn nuôi cần chứng nhận hợp quy:
- Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
- Thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
- Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt,…
4. Các chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi.
- Chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01-78:2011/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh và mức giới hạn thuộc khoảng cho phép trong quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01-77:2011/BNNPTNT – Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại – Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01-13:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng vi sinh vật, hóa dược, kháng sinh và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho bê và bò thịt.
- Chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01-12:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng vi sinh vật, hóa dược, kháng sinh và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho cho lợn
- Chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01-11:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng vi sinh vật, hóa dược, kháng sinh và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho vịt.
- Chứng nhận phù hợp quy chuẩn QCVN 01-10:2009/BNNPTNT – Thức ăn chăn nuôi – Hàm lượng vi sinh vật, hóa dược, kháng sinh và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho gà.
5. Điều kiện tiến hành công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi :
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng các yêu cầu sau
- Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
- Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi
- Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng cấp cơ sở đánh giá
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
- Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
6. Hồ sơ công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi gồm các giấy tờ
- Bản công bố hợp chuẩn
- Bản sao giấy ĐKKD
- Bản sao tiêu chuẩn tương ứng dùng công bố
- Bản sao chứng nhận iso nếu còn hiệu lực (nếu có)
- Báo cáo đánh giá hợp chuẩn thức ăn chăn nuôi
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
- Mẫu nhãn sản phẩm ( có ghi thông tin sản phẩm)
- Mẫu sản phẩm để phục vụ việc công bố.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
7. Thủ tục công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Thủ tục công bố cần phải được tiến hành theo quy trình được quy định trong Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Ngoài ra, công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi sẽ thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Căn cứ theo Điều 13, Chương III, Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN việc công bố hợp quy được thực hiện qua 2 bước sau:
Bước 1
Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp quy với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (sau đây viết tắt là đánh giá hợp quy).
Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận được chỉ định (bên thứ ba) hoặc do tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (bên thứ nhất) thực hiện.
Việc đánh giá hợp quy được thực hiện theo phương thức đánh giá sự phù hợp quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài thì tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
Bước 2
Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định
Ngày nay, chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi là hoạt động bắt buộc với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi không đơn thuần chỉ là trách nhiệm của các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân mà còn là công cụ quản lý chất lượng thức ăn sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn đang lúng túng với các thủ tục đăng ký, làm chậm trễ thời gian, gây nên những tổn thất không nhỏ tới doanh nghiệp. Nếu bạn đang gặp khó khăn với các vấn đề về chứng nhận hợp quy, hãy nhanh tay liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và nhận dịch vụ chăm sóc tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận