Keo dán gỗ nguyên liệu khá phổ biến trong hoạt động sản xuất các sản phẩm từ gỗ. Sản phẩm ra đời với mục đích để thay thế cho các loại đinh hay đục đạo có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của đồ gỗ.Đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao của ngành sản xuất gỗ thì cũng có rất nhiều sản phẩm keo dán gỗ ra đời với chất lượng và hiệu quả khác nhau. Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cũng như nâng cao chất lượng của các thành phẩm từ gỗ trên thị trường, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành quy định về chứng nhận hợp quy keo dán gỗ Thông tư 16/2022/TT-BNNPTNT (Quy chuẩn này thay thế QCVN 03-01:2018/BNNPTNT.)
Hợp quy keo dán gỗ là gì ?
Ngày 27/12/2018 , Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 40/2018/TT-BNNPTNT – Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về keo dán gỗ QCVN 03-01:2018/BNNPTNT. Theo đó, kể từ ngày 01/07/2019 , các sản phẩm keo dán gỗ khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy, mang dấu hợp quy (dấu CR) theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật.
(Ngoại trừ các sản phẩm hàng hóa keo dán gỗ nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ, hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh)
Keo dán gỗ được sản xuất bằng cách trộn nhựa và dung môi hòa tan thành hỗn hợp đồng nhất, có thể thêm chất phụ gia và chất tạo màu. Tùy loại keo mà thành phần và quy trình sản xuất sẽ có sự khác biệt. Độ độc hại của keo dán gỗ được đánh giá bởi nồng độ Urea Formaldehyde – hợp chất hữu cơ không màu, có khả năng bay hơi, mùi nồng và gây độc với cơ thể.
Cơ thể con người nếu tiếp xúc với formaldehyde trong thời gian dài thì có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng cho da và hệ thống hô hấp, các bệnh về bạch cầu, gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi…
Trên thực tế, keo dán gỗ đưa ra thị trường vẫn được cho phép chứa 1 hàm lượng nhỏ Urea Folmaldehyde, nhưng được kiểm soát với mức độ an toàn bằng các tiêu chuẩn E0, E1, E2.
Quy chuẩn mà bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra nhằm yêu cầu quản lý và kiểm soát mức giới hạn đối với hàm lượng formaldehyde tự do trong keo dán gỗ được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.
Theo quy định mới, hàm lượng formaldehyde tự do trong keo dán gỗ kể từ ngày 25-4-2023 không được vượt quá 1,4% theo khối lượng và các loại keo dán gỗ phải được công bố hợp quy theo giới hạn này.
Việc công bố hợp quy được thực hiện dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
Theo đó phương pháp xác định hàm lượng formaldehyde tự do :
- Hàm lượng formaldehyde tự do trong keo dán gỗ được xác định theo một trong các phương pháp thử áp dụng cho từng nhóm keo dán gỗ cụ thể quy định tại TCVN 11569:2016.
- Mẫu keo dán gỗ dùng để xác định hàm lượng formadehyde tự do phải ở dạng dung dịch.
- Đối với keo dán gỗ dạng bột, phải được chuyển thành dạng dung dịch với đầy đủ các thành phần theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi xác định hàm lượng formadehyde tự do.
- Với keo dán gỗ nhiều thành phần, phải pha chế đầy đủ các thành phần theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi xác định hàm lượng formadehyde tự do.
Chuẩn bị hồ sơ
- Bản công bố hợp quy;
- Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký doanh nghiệp/Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư /Quyết định thành lập hoặc Giấy tờ tương đương khác);
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
Quy trình chứng nhận hợp quy keo dán gỗ
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
ACC tiếp nhận và trao đổi thông tin về đề nghị đăng ký chứng nhận Hợp quy keo dán gỗ của khách hàng
Bước 2: Đánh giá chứng nhận hợp quy và thử nghiệm mẫu điển hình
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa keo dán gỗ được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất
Đánh giá thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Được áp dụng cho từng lô sản phẩm. Đánh giá sản phẩm điển hình trên cơ sở thử nghiệm mẫu. Có hiệu lực vô thời hạn và chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm đã được đánh giá.
Bước 3: Báo cáo đánh giá, cấp giấy chứng nhận
Nếu kết quả trên phù hợp với yêu cầu chứng nhận thì khách hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận Hợp quy keo dán gỗ.
Bước 4: Giám sát định kỳ, duy trì chứng nhận
Đối với đơn vị sản xuất keo dán gỗ, giấy chứng nhận Hợp quy sẽ có giá trị trong vòng 3 năm, do đó mỗi năm khách hàng phải thực hiện đánh giá định kỳ ít nhất mỗi năm một lần theo quy định.
Ngày nay, để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra, tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, các sản phẩm của doanh nghiệp đều cần phải có chứng nhận hợp quy. Ngành công nghiệp chế biến gỗ ở nước ta ngày càng phát triển, kéo theo đó là sự ra đời và đi lên của các sản phẩm liên quan trong đó có keo dán gỗ- sản phẩm được kì vọng để thay thế các phương pháp cũ gây ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm từ gỗ. Cùng với sự đi lên ấy, vấn đề về an toàn đối với người sử dụng vẫn luôn là thứ được đề cao từ trước đến nay, quy chuẩn của Bộ NN-PTNT ra đời vì lẽ đó. Quý doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc khó khăn gì trong thủ tục làm chứng nhận hợp quy cho sản phẩm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được dịch vụ tư vấn tốt nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận