Hợp pháp là gì? (Cập nhật 2024)

Để tránh những rắc rối pháp lý có thể gặp phải, tổ chức, cá nhân cần thực hiện pháp luật một cách hợp pháp. Theo đó, đảm bảo thực hiện hành vi hợp pháp, thượng tôn pháp luật là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Vậy hợp pháp là gì? Hành vi hợp pháp là gì và từ đó suy ra hành vi bất hợp pháp là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây, mời bạn theo dõi.

hợp pháp là gì
Hợp pháp là gì

1. Hợp pháp là gì?

Hợp pháp là sự phù hợp của hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đối với quy định của pháp luật, không trái với quy phạm đạo đức, xã hội và pháp luật.

2. Hành vi hợp pháp là gì?

Hành vi hợp pháp được hiểu là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Tùy thuộc vào quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức phải có những hành vi, xử sự hợp lý, phù hợp.

Theo đó, cá nhân, tổ chức trong xã hội thực hiện hành vi một cách hợp pháp như sau:

  • Thực hiện hành vi theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Ví dụ, thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú theo đúng trình tự và trường hợp pháp luật quy định.

  • Thực hiện hành vi pháp luật không cấm.

Ví dụ, tự do kinh doanh những loại hàng hoá mà pháp luật không cấm hoặc không có điều kiện.

3. Hình thức thực hiện hành vi hợp pháp

Tính hợp pháp của hành vi được thể hiện qua các  hình thức thực hiện pháp luật như sau:

  • Tuân thủ pháp luật: là việc thực hiện pháp luật thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”, mang tính chất thụ động.
  • Thi hành pháp luật: là việc thực hiện pháp luật thể hiện dưới dạng “hành vi hành động”, mang tính chất chủ động.
  • Sử dụng pháp luật: là việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Áp dụng pháp luật: là việc lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép.

4. Hành vi bất hợp pháp là gì?

Hành vi bất hợp pháp là những hành vi được thực hiện trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Ví dụ: trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông,…

Tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự,….

Ví dụ: Hành vi đánh bạc trái phép có thể bị xử phạt như sau:

  • Xử phạt hành chính:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng tuỳ vào hành vi đánh bạc cụ thể. Ngoài ra, còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có (Căn cứ Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

  • Xử lý hình sự: Căn cứ tại Điều 321 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này (tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc) hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm tuỳ vào tính chất và mức độ vi phạm.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về hợp pháp là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo