Hà Nam đã có những thành tựu trong việc thực hiện phát triển nền kinh tế-xã hội của vùng khi tốc độ tăng trưởng đạt cao thứ hai tại vùng đồng bằng sông Hồng. Hợp pháp hoá lãnh sự tại Hà Nam là thủ tục để chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại đây. Vậy thủ tục này được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu trong bài viết dưới đây dựa trên những quy định hiện hành.

1. Quy định hợp pháp hoá lãnh sự tại Hà Nam
Nội dung hợp pháp hoá lãnh sự tại Hà Nam
- Việc hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
- Mục đích: Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
Người đề nghị
- Chủ thể:
+ Tự mình đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của mình
+ Đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của người khác mà không cần giấy ủy quyền
- Hình thức:
+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự
+ Gửi qua đường bưu điện: Tại tất cả các bưu điện thuộc hệ thống bưu chính Việt Nam theo thỏa thuận dịch vụ giữa Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Công ty cổ phần chuyển phát nhanh bưu điện (EMS) thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam.
Ngôn ngữ
- Ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự là:
+ Tiếng Việt/Tiếng Anh/Tiếng Pháp
+ Tiếng chính thức của nước nơi giấy tờ đó được sử dụng
- Cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ chính thức của nước nơi giấy tờ, tài liệu được sử dụng để thay thế cho tiếng Anh.
2. Thẩm quyền hợp pháp hoá lãnh sự tại Hà Nam
Thẩm quyền hợp pháp hoá lãnh sự tại Hà Nam trong nước
- Cục Lãnh sự, địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
- Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: 184 Bis Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ quan ngoại vụ địa phương được ủy quyền nhận hồ sơ và trả kết quả bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Thẩm quyền hợp pháp hoá lãnh sự tại Hà Nam ở nước ngoài
- Cơ quan đại diện ngoại giao
- cơ quan lãnh sự
- Cơ quan đại diện khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
3. Xử phạt vi phạm hành chính về hợp pháp hoá lãnh sự
Hành vi và mức phạt
Tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp đối với các hành vi có liên quan đến hợp pháp hoá lãnh sự tại Hà Nam như sau:
Hành vi |
Mức phạt |
Chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận mà chưa được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại |
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
- Công chức Thanh tra Bộ Tư pháp và công chức các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có chức năng quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự lập biên bản vi phạm hành chính.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm có liên quan đến hợp pháp hóa lãnh sự trên:
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp
- Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
4. Những câu hỏi thường gặp
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận độc thân?
- Tờ khai chứng nhận lãnh sự/ hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu LS/HPH-2012/TK
- Bản photo bản dịch của giấy xác nhận độc thân
- Bản gốc giấy xác nhận độc thân
- Đối với trường hợp nộp trực tiếp cần có thêm giấy CMND hoặc hộ chiếu
Nội dung chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 111/2011/NĐ-CP; Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
Cơ quan nào có thẩm quyền hợp pháp hoá lãnh sự trong nước?
- Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan của Bộ Ngoại giao được giao thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự?
Dưới đây là trọn bộ hồ sơ bạn cần chuẩn bị để hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự, được quy định cụ thể tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP.
Như vậy, thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại Hà Nam được thực hiện theo trình tư cả trong nước và ở nước ngoài để có thể chứng nhận giấy tờ, tài liệu của nước ngoài tại Việt Nam. Khi có những hành vi vi phạm liên quan đến thủ tục này thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tùy mức độ mà mức xử phạt sẽ khách nhau. Hãy liên hệ cho Công ty luật ACC nếu Qúy khách hàng đang có bất kỳ những vướng mắc nào đối với thủ tục hành chính này.
Nội dung bài viết:
Bình luận