Hướng dẫn Soạn thảo hợp đồng xúc tiến thương mại [2023]

Hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hôi mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mở rộng thị trường là điều không thể thiếu đối với hầu hết mọi loại hình doanh nghiệp hiện nay. Thương nhân có quyền thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, khuyến mại, hội chợ, triển lãm; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động khác. Việc tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại thì thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được nhiều người biết đến hơn, tạo điều kiện thúc đẩy việc kinh doanh được tốt nhất. Sau đây ACC sẽ tư vấn cho quý khách hàng những vấn đề cơ bản liên quan đến “Hợp đồng xúc tiến thương mại”

Soạn thảo hợp đồng xúc tiến thương mại
Soạn thảo hợp đồng xúc tiến thương mại

1. Hoạt động xúc tiến thương mại là gì?

Theo Luật Thương mại năm 2005: "Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại" (Khoản 10 Điều 3).

Xúc tiến thương mại được thể hiện ở những hoạt động như khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; hội chợ, triển lãm thương mại. Sau đây là một vài phân tích cụ thể để phân biệt và làm rõ về các hoạt động xúc tiến thương mại này.

2. Các hình thức xúc tiến thương mại

Khuyến mại

  • Khuyến mại là hành vi xúc tiến thương mại bán hàng, cung ứng dịch vụ thông qua việc dành cho khách hàng những lợi ích vật chất nhất định.
  • Cách thức khuyến mại cũng rất đa dạng, khách hàng có thể được giảm giá, được nhận quà tặng, phần thưởng hay phiếu mua hàng có ưu đãi, được tặng thêm hàng hóa khi mua lượng hàng nhất định, …
  • Khuyến mại có ý nghĩa giới thiệu một sảm phẩm mới hoặc đã được cải tiến, khuyến khích tiêu dùng, tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.

Quảng cáo thương mại

  • Quảng cáo là hoạt động giới thiệu hàng hóa và dịch vụ thương mại của thương nhân thông qua các phương tiện quảng cáo như phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm, bảng, biển, pa – nô, áp phích, …
  • Quảng cáo có ý nghĩa thông tin đến khách hàng về chủng loại, tính năng, tác dụng, giá cả, … của hàng hóa, dịch vụ để từ đó kích thích nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ của khách hàng.

Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ

  • Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động dùng hàng hóa, tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu tới khách hàng về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình.
  • Hình thức này có ý nghĩa giới thiệu những thông tin về hàng hóa đến khách hàng; trưng bày, giới thiệu hàng hóa mang bản chất của hoạt động quảng cáo, song pháp luật Việt Nam lại quy định đây là một hình thức xúc tiến thương mại độc lập.

Hội chợ, triển lãm thương mại

  • Hội trợ thương mại là hoạt động được tiến hành tại một thời gian và địa điểm nhất định. Trong đó nhà kinh doanh được trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, bán hàng, thiết lập giao dịch.
  • Triển lãm thương mại là hoạt động được thực hiện thông qua việc trưng bày hàng hóa, tài liệu về hàng hóa (theo chủ đề, thời gian, địa điểm, quy mô nhất định) để giới thiệu, quảng cáo về hàng hóa với khách hàng.

3. Điều kiện để thương nhân thực hiện khuyến mại

  • Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh;
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó.

4. Quyền khuyến mại của thương nhân

  • Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền tự tổ chức khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.
  • Văn phòng đại diện của thương nhân không được khuyến mại hoặc thuê thương nhân khác thực hiện khuyến mại tại Việt Nam cho thương nhân mà mình đại diện.

5. Các đối tượng hàng hóa được khuyến mại

  • Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ được thương nhân sử dụng các hình thức khuyến mại để xúc tiến việc bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.

6. Các hình thức khuyến mại

  • Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền.
  • Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
  • Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
  • Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
  • Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
  • Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.

7. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân khuyến mại

Quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại

  • Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
  • Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng
  • Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.
  • Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của Luật này.

Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại

  • Thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại.
  • Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng.
  • Thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng.
  • Đối với một số hình thức khuyến mại quy định tại khoản 6 Điều 92 của Luật này, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng.
  • Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định các hình thức khuyến mại cụ thể thuộc các chương trình mang tính may rủi phải thực hiện quy định này.
  • Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.

8. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại

  • Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
  • Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
  • Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
  • Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
  • Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
  • Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
  • Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
  • Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
  • Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
  • Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa.

9. Mẫu Hợp đồng dịch vụ thương mại

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o————

 

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ KHUYẾN MẠI

Số: ….

Cơ sở pháp lý:

– Căn cứ vào Luật thương mại năm 2005;

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của cả hai Bên.

Hôm nay, ngày………. tháng ………. năm………., tại , chúng tôi gồm:

Bên thuê dịch vụ khuyến mại: CÔNG TY

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Điện thoại: Fax:

Tài khoản ngân hàng:

Đại diện:

Chức vụ:

(Trong Hợp đồng gọi tắt là “Bên A”)

 

Bên nhận dịch vụ khuyến mại: CÔNG TY

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Điện thoại: Fax:

Tài khoản ngân hàng:

Đại diện:

Chức vụ:

(Trong Hợp đồng gọi tắt là “Bên B”)

 

Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:

ĐIỀU 1: ĐỊNH NGHĨA

Trừ khi ngữ cảnh có quy định khác đi, các từ ngữ dưới đây khi được sử dụng trong Hợp Đồng sẽ có nghĩa như sau:

1.1 “Dịch vụ” nghĩa là dịch vụ cung cấp các khuyến mại (ưu đãi) trong các lĩnh vực: Ăn uống, Thời trang mua sắm, Giáo dục giải trí, Sức khỏe, làm đẹp, Sản phẩm điện tử - Công nghệ, Sản phẩm tiêu dùng khác, Du lịch - khách sạn, Khảo sát cho Người dùng bằng cách sử dụng các Mã ưu đãi được cung cấp bởi Bên A tại các địa điểm do Bên B chỉ định;

1.2 “Chương trình ưu đãi” nghĩa là chương trình khuyến mại theo quy định tại Hợp Đồng này và/hoặc các Phụ lục kèm theo Hợp Đồng và được áp dụng cho Người dùng khi sử dụng hàng hóa và/hoặc dịch vụ của Bên B thông qua Dịch vụ ;

1.3 “Thời hạn Chương trình ưu đãi” nghĩa là thời hạn Bên A đăng thông tin về Chương trình ưu đãi cho hàng hóa và/hoặc dịch vụ của Bên B trên Dịch vụ.

 

ĐIỀU 2: NỘI DUNG HỢP TÁC

  • Hình thức: Bên A thuê bên B để thực hiện Chương trình ưu đãi cho hàng hóa và/hoặc dịch vụ kinh doanh hợp pháp của Bên B thông qua Dịch vụ của Bên A;
  • Chương trình ưu đãi: Phụ lục đính kèm và không tách rời khỏi hợp đồng.
  • Chi tiết quảng cáo: Phụ lục đính kèm và không tách rời khỏi hợp đồng.

 

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC, PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO

2.1. Phương thức: Yêu cầu nêu được hình thức, chất lượng bằng hình ảnh, biểu tượng, âm thanh, lời nói … có sức hấp dẫn lôi cuốn khách hàng.

2.2. Phương tiện: Yêu cầu quay hình ảnh, vẽ biển hiệu, panô, áp phích, bảng có hộp đèn, chữ nổi, hay trên báo chí, tạp chí, truyền hình…

Việc sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại phải đảm bảo:

a) Tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản, thông tin, chương trình hoạt động văn hoá, thể thao, hội chợ, triển lãm;

b) Tuân thủ quy định về địa điểm quảng cáo, không gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, môi trường, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội;

c) Đúng mức độ, thời lượng, thời điểm quy định đối với từng loại phương tiện thông tin đại chúng.

 

ĐIỀU 4: GIÁ CẢ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

a) Tổng chi phí dịch vụ theo hợp đồng là: ………….. đồng (Bằng chữ: …………………………….).

Trong đó bao gồm:

  • Phí dịch vụ quảng cáo là: ………… đồng
  • Chi phí về nguyên, vật liệu là: …………. đồng
  • Các chi phí khác (nếu có) là: …………... đồng

b) Bên A thanh toán cho bên B bằng đồng Việt Nam bằng hình thức …………………… và được chia ra làm …..… lần.

  • Lần thứ nhất: ……………………..……………………..……………………...
  • Lần thứ hai: ……………………..……………………..……………………….

 

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

  • Yêu cầu bên A cung cấp thông tin quảng cáo trung thực, chính xác theo đúng thời hạn của hợp đồng
  • Bên A có quyền lựa chọn hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời hạn quảng cáo thương mại.
  • Bên A có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo nội dung, điều khoản đã ký kết
  • Trả phí dịch vụ quảng cáo đúng thời hạn theo thỏa thuận nêu tại Điều 4 của hợp đồng
  • Phối hợp với Bên B giải quyết các khiếu nại của Người dùng liên quan đến Mã ưu đãi
  • Thông báo kịp thời cho Bên B biết những thay đổi, vấn đề phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện Hợp đồng;
  • Bên A có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực, chính xác về hoạt động sản xuất, hàng hóa dịch vụ thương mại của đơn vị mình và chịu trách nhiệm về các thông tin do mình cung cấp cho bên B.
  • Khi có sự tranh chấp của bên thứ ba về những nội dung thông tin kinh tế, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền… đối với bên A thì bên A phải tự mình giải quyết, trong trường hợp đó bên B có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng và yêu cầu bên A chịu trách nhiệm bồi thường chi phí cho bên B (nếu có).
  • Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng.

 

4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

  • Yêu cầu Bên A cung cấp đầy đủ thông tin trung thực, chính xác về hoạt động sản xuất, hàng hóa dịch vụ thương mại của đơn vị mình.
  • Được nhập khẩu vật tư, nguyên liệu và các sản phẩm quảng cáo thương mại cần thiết cho hoạt động dịch vụ quảng cáo của mình theo quy định của pháp luật
  • Được Bên A trả phí dịch vụ theo đúng thỏa thuận.
  • Thực hiện dịch vụ quảng cáo thương mại theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Thực hiện sự lựa chọn của bên A về người phát hành quảng cáo thương mại, hình thức, nội dung, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại;
  • Tổ chức quảng cáo trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại theo thông tin mà bên A đã cung cấp.
  • Cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến Chương trình ưu đãi theo yêu cầu của Bên A và chịu trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của những thông tin đó, bao gồm nhưng không giới hạn các thông tin về: quy cách, chất lượng, giá trị, giá bán, thương hiệu, các tài liệu theo quy định của pháp luật về quảng cáo như: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập; Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, Giấy chứng nhận hợp quy hợp chuẩn của hàng hóa và/hoặc dịch vụ và các thông tin liên quan khác được áp dụng trong Chương trình ưu đãi mà Bên B đã thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan;
  • Thực hiện đúng các cam kết được ghi trong Hợp đồng .

 

ĐIỀU 6: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

  • Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó).
  • Trường hợp có nội dung tranh chấp không tự giải quyết được thì hai bên thống nhất sẽ khiếu nại tới tòa án …………….. là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.

 

ĐIỀU 7: THỜI HẠN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……. tháng ……. năm ……… đến ngày ……. tháng ……. năm ……….. Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó ……………. ngày. Bên B có trách nhiệm tổ chức vào thời gian, địa điểm thích hợp.

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

 

ĐIỀU 8: SỬA ĐỔI VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

  • Mọi sửa đổi, bổ sung Hợp Đồng chỉ có giá trị khi được Các Bên đồng ý bằng văn bản;
  • Một trong Hai Bên không được tự ý chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và/ hoặc nghĩa vụ đã thỏa thuận tại Hợp Đồng này cho bên thứ ba bất kỳ, nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của Bên còn lại;
  • Hợp Đồng này chấm dứt trong những trường hợp sau:
    • Kết thúc thời hạn quy định tại Điều 6 và không được gia hạn; hoặc
    • Tất cả nghĩa vụ của Mỗi Bên quy định trong Hợp Đồng đã được hoàn tất; hoặc
    • Các Bên cùng thoả thuận chấm dứt Hợp Đồng hoặc buộc phải chấm dứt Hợp Đồng trong các trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 9 Hợp Đồng này; hoặc
    • +Một trong Hai Bên bị giải thể hoặc phá sản hoặc đình chỉ hoạt động.

 

ĐIỀU 9: TRƯỜNG HƠP BẤT KHẢ KHÁNG

  • Sự kiện bất khả kháng được hiểu là các sự kiện xảy ra ngoài tầm nhận biết và kiểm soát của bên bị tác động, bao gồm các sự kiện như thiên tai, chiến tranh, đình công, sự thay đổi trong chủ trương, chính sách, pháp luật, quy hoạch của Nhà nước, sự chậm trễ của cơ quan, cán bộ Nhà nước có thẩm quyền.
  • Hai Bên phải tiếp tục thực hiện Hợp Đồng khi sự kiện bất khả kháng không còn, trừ trường hợp Các Bên có thỏa thuận khác.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                              ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký tên, đóng dấu)                                                                            (Ký tên, đóng dấu)

10. Một số câu hỏi thường gặp về hợp đồng xúc tiến thương mại

Các bên có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng xúc tiến thương mại không?

Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại ba mươi (30) ngày.

Có mấy hình thức xúc tiến thương mại?

+ Khuyến mại

+ Quảng cáo thương mại

+ Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ

+ Hội chợ, triển lãm thương mại

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của ACC

  • Giá trọn gói và không phát sinh.
  • Tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian công sức của khách hàng.
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản, tư vấn miễn phí
  • Làm đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn, trình độ

Chi phí khi sử dụng dịch vụ của ACC

Công ty ACC cung cấp dịch vụ và tư vấn hợp đồng xúc tiến thương mại với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm về hợp đồng xúc tiến thương mại vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ hợp đồng: ⭕ xúc tiến thương mại
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo