1. Hợp đồng vô hiệu là gì?
Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng đã được xác lập giữa các bên, nó đã tồn tại nhưng không đáp ứng các điều kiện của hiệu lực của hợp đồng do pháp luật quy định. Theo đó, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng quy định tại Điều 122 BLDS 2005, 127 và Điều 410 BLDS 2005. Nếu như vi phạm tại các điều kiện được quy định trên thì hợp đồng đó không có hiệu lực.
Theo như Điều 121 BLDS 2005 thì hợp đồng dân sự cũng là một trong những giao dịch dân sự. theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp lý và không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.
2. Hậu quả pháp lý
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong giao dịch kể từ thời điểm xác lập giao dịch đó.
Ngoài ra, khi hợp đồng dân sự vô hiệu các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Trường hợp mà bên có lỗi dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu mà gây ra thiệt hại thì căn cứ vào mức độ lỗi và mức độ thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng (Điều 137 BLDS 2005).
Trong trường hợp hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức thì một trong các bên tham gia giao dịch dân sự yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và thời hiệu yêu cầu là 2 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
Khi các bên có yêu cầu, thì Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc các bên phải hoàn thành, bổ sung các điều kiện về hình thức của hợp đồng để hợp đồng có hiệu lực, nếu quá 01 tháng mà các bên không hoàn thành các nghĩa vụ trên thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Khi giao dịch dân sự vô hiệu, nếu các bên có yêu cầu giải quyết bồi thường thì Tòa án có trách nhiệm xác định thiệt hại. về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường cho bên kia khi có thiệt hại xảy ra, không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường.
BLDS năm 2005 tuy có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu, tuy nhiên không cho biết thiệt hại là gì và thiệt nào nào được bồi thường. Một số văn bản của nước ta cũng có quy định, tuy nhiên nó lại mang tính chất cụ thể theo vụ việc. theo nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTPTANDTC về hợp đồng mua bán nhà như sau: "Khoản tiền mà bên bán phải bỏ ra để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của nhà ở do bên mua đã tháo dỡ hoặc làm hư hỏng; khoản tiền mà bên mua đã đầu tư để cải tạo, sửa chữa nhà làm tăng giá trị nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất. Trong trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở không có đặt cọc và các bên không có thỏa thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 BLDS để bảo đảm thực hiện hợp đồng, thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giữa giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận với giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có"
Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất cũng có quy định: "Khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm:
Khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình, tài sản, cây lâu năm... trên đất. Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thỏa thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 Bộ luật Dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có"
Việc xác định giá của tài sản trong giao dịch cũng là một vấn đề đáng lưu ý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Cuối cùng là xác định lỗi của các bên trong hợp đồng. về nguyên tắc, người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. trong đó, có thể tồn tại lỗi của một bên hoặc lỗi của hai bên. Trong trường hợp tồn tại lỗi của hai bên làm cho hợp đồng vô hiệu thì phải xác định mức độ lỗi của các bên để thấy được thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng theo lỗi của mỗi bên.
3. Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là gì? Trường hợp vô hiệu hợp đồng vô hiệu tuyệt đối
Một giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tuyệt đối trong các trường hợp sau:
- a) Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội;
- b) Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác;
- c) Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp luật;
- d) Khi giao dịch của pháp nhân xác lập vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động được cho phép, đăng ký
Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là những Hợp đồng bị xem là đương nhiên vô hiệu do việc xác lập Hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm tới lợi ích của nhà nước hoặc lợi ích công cộng. Hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau thì bị coi là vô hiệu tuyệt đối:
+Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;
+Hợp đồng có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật;
+Hợp đồng có nội dung, mục đích trái đạo đức xã hội;
+Hợp đồng không đúng hình thức do pháp luật quy định và đã được Tòa án cho các bên thời hạn để thực hiện đúng quy định về hình thức này nhưng hết thời hạn đó mà các bên vẫn chưa thực hiện; hoặc trường hợp pháp luật có quy định về Hợp đồng vi phạm hình thức nhưng các bên chưa thực hiện Hợp đồng và các bên có tranh chấp thì Hợp đồng bị xem là vô hiệu.
Khi một hợp đồng vô hiệu tuyệt đối thì không giải quyết theo yêu cầu của các bên. Mọi trường hợp đều giải quyết theo quy định của pháp luật và không được hòa giải, không có quyền công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng trong quá trình thụ lý và giải quyết tranh chấp về Hợp đồng hoặc các nội dung pháp lý có liên quan đến Hợp đồng.
Thời hiệu kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là không hạn chế, có thể khởi kiện bất cứ lúc nào kể từ khi Hợp đồng được xác lập Hợp đồng vô hiệu tương đối. Hợp đồng vô hiệu tương đối là những Hợp đồng được xác lập, nhưng có thể bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Sự vô hiệu tương đối ở chỗ giao dịch dân sự đó “ có thể vô hiệu” hoặc “ không đương nhiên bị xem là vô hiệu” vì nó chỉ xâm hại trực tiếp tới quyền lơi hợp pháp của cá nhân từng bên chủ thể tham gia. Do vậy, Hợp đồng nếu không có sự xem xét của Tòa án thì vẫn có hiệu lực. Trong trường hợp muốn hủy Hợp đồng này, các bên phải yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục chứ Hợp đồng không đương nhiên bị xem là vô hiệu.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1 Trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba có vô hiệu không?
Pháp luật quy định một giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo có thể rơi vào hai trường hợp hoặc là chủ thể xác lập giao dịch muốn che giấu một giao dịch thực chất bên trong hoặc là muốn trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Ở mỗi trường hợp mà pháp luật quy định một hoặc một số hậu quả pháp lý tương đương để giải quyết.
4.2 Hợp đồng đặt cọc có bị vô hiệu không?
Theo Điều 117 và Điều 407 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau: Một là: Hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Nếu hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
4.3 Ai có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu?
Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là Toà án. – Quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
Nội dung bài viết:
Bình luận