Hợp đồng vô hiệu là gì? (Cập nhật 2024)

 

Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu là gì? ACC xin gửi đến Quý bạn đọc bài viết làm rõ quy định của pháp luật về vấn đề hợp đồng vô hiệu là gì để tránh tình trạng hợp đồng vô hiệu khi giao kết nhé.

Hợp đồng vô hiệu là gì?
                                                          Hợp đồng vô hiệu là gì?

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Dân sự 2015

1. Hợp đồng vô hiệu là gì?

Theo quy định hiện hành, hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, đây là loại hợp đồng không có giá trị pháp lý và không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng.

Hợp đồng vô hiệu cũng là một dạng giao dịch dân sự, do vậy khi giao kết, các bên phải đáp ứng các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực. Điều 407 BLDS 2015 có quy định: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”. Có thể thấy, để hợp đồng có hiệu lực thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực và hành vi dân sự, phù hợp với giao dịch đang được thỏa thuận, xác lập.
  • Các bên hoàn toàn tự nguyện khi tham gia giao kết hợp đồng.
  • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm các điều cấm của Luật, không trái với đạo đức xã hội.

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng vô hiệu là những hợp đồng không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

 2. Phân loại hợp đồng vô hiệu

Bên cạnh hiểu hợp đồng vô hiệu là gì, bạn cũng cần hiểu rõ về phân loại hợp đồng vô hiệu để tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu. Căn cứ vào thủ tục tố tụng và phạm vi vô hiệu, hợp đồng vô hiệu được chia thành nhiều loại.

2.1. Căn cứ vào thủ tục tố tụng

Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối

Hợp đồng bị tuyên bố là vô hiệu tuyệt đối khi việc xác lập hợp đồng trái với pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước hoặc lợi ích chung, lợi ích công cộng. Hợp đồng sẽ bị xem là đương nhiên vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội;
  • Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác;
  • Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp luật;
  • Khi giao dịch của pháp nhân xác lập vượt ra ngoài lĩnh vực hoạt động được cho phép, đăng ký;

Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối sẽ không giải quyết theo yêu cầu của các bên mà sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật và không hạn chế thời hiệu khởi kiện lên Tòa án. Đồng thời, hợp đồng vô hiệu tuyệt đối không được hòa giải, không được công nhận giá trị pháp lý khi thụ lý và giải quyết tranh chấp và thời hiệu kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là không hạn chế.

– Hợp đồng vô hiệu tương đối

Hợp đồng vô hiệu tương đối là các hợp đồng được xác lập nhưng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan. Hợp đồng bị tuyên bố là vô hiệu tương đối khi:

  • Hợp đồng được xác lập bởi các chủ thể không có năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi tương ứng với yêu cầu của pháp luật đối với giao dịch theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị đe dọa/ do lừa dối/ do nhầm lẫn
  • Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập trong tình trạng không thể nhận thức hoặc không điều khiển được hành vi của mình

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tương đối là 02 năm tính từ ngày hợp đồng dân sự đó được xác lập. Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 132 BLDS 2015.

2.2. Căn cứ vào phạm vi vô hiệu

Bên cạnh việc tìm hiểu hợp đồng vô hiệu là gì, căn cứ xác định phạm vi hợp đồng vô hiệu cũng là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. Căn cứ vào phạm vi vô hiệu, hợp đồng vô hiệu được chia thành 2 loại, đó là:

Hợp đồng vô hiệu toàn bộ

Hợp đồng vô hiệu toàn bộ là loại hợp đồng có toàn bộ nội dung bị tuyên bố là vô hiệu, hoặc tuy chỉ có một phần nội dung vô hiệu nhưng phần đó lại ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng.

Căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu có thể xuất phát từ sự vi phạm nội dung hợp đồng, nhưng cũng có thể là những căn cứ khác như: mục đích, năng lực giao kết hợp đồng, hợp đồng giả tạo,…

Hợp đồng vô hiệu từng phần

Khác với hợp đồng vô hiệu toàn phần, hợp đồng vô hiệu từng phần là những hợp đồng chỉ có 1 phần nội dung vô hiệu, không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, phần nội dung đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác của hợp đồng đó. Ngoài phần vô hiệu không được áp dụng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn có giá trị thi hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận trong phạm vi phần hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

Để tránh được tình trạng giao kết hợp đồng vô hiệu, ngoài việc tìm hiểu hợp đồng vô hiệu là gì, chúng ta cần phải lưu ý đến hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu mang lại.

3.1.  Về giá trị pháp lý của hợp đồng.

Hợp đồng vô hiệu có hệ quả là sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên kể từ thời điểm giao kết; làm cho hợp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, cho dù hợp đồng đã được thực hiện trên thực tế hay chưa.

3.2. Về mặt lợi ích vật chất.

Khi giao kết hợp đồng nhưng bị tuyên bố vô hiệu thì các bên liên quan sẽ phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại những thứ đã nhận theo thỏa thuận hợp đồng. Trong trường hợp không thể hoàn trả lại được bằng hiện vật thì cần quy chuyển thành tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qua định khác.

3.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hợp đồng bị vô hiệu.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng không bao gồm việc bồi thường các thiệt hại về tinh thần. Việc bồi thường thiệt hại do hợp đồng vô hiệu không phải là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

3.4. Xử lý các khoản lợi thu được từ hợp đồng vô hiệu.

Với các khoản lợi mà các bên thu được từ hợp đồng vô hiệu thì sẽ cần hoàn trả lại.

Những hoa lợi, lợi tức thu được từ việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu, nếu thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu thì chủ sở hữu được nhận lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3.5. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng bị vô hiệu.

Trong một số trường hợp, đôi khi hợp đồng vô hiệu có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của người thứ 3. Tùy vào quyền bị vi phạm mà bên có quyền bị vi phạm được yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhưng Tòa án có thể xem xét để bảo vệ quyền lợi của người ngay tình ( Điều 133 BLDS 2015):

  • Trường hợp hợp đồng vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản, không phải đăng ký quyền sở hữu, đã được chuyển giao cho bên thứ 3 ngay tình thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực.
  • Trường hợp có tài sản giao dịch là bất động sản/ tài sản phải đăng ký nhưng chưa đăng ký quyền ở hữu mà đã chuyển giao cho bên thứ 3 ngay tình thì giao dịch này sẽ là vô hiệu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến hợp đồng vô hiệu là gì do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề, hãy liên hệ với ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp, tư vấn nhiệt tình.

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (842 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo