Hợp đồng uỷ thác là vấn đề mà các doanh nghiệp, nhà đầu tư đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây. Nhằm cung cấp tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về hợp đồng uỷ thác thương mại, ACC xin gửi tới quý khách hàng bài viết về hợp đồng uỷ thác thương mại dưới đây. Mong rằng thông qua bài viết, quý khách hàng có thể hiểu thêm phần nào về hợp đồng uỷ thác hiện nay.
1. Hợp đồng uỷ thác là gì?
Ủy thác là Việc giao cho cá nhân, pháp nhân - bên được ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.
Theo đó, hợp đồng uỷ thác là nơi lưu trữ hành vi uỷ thác dưới hình thức văn bản. Hợp đồng ủy thác phải ghi rõ đầy đủ họ, tên, địa chỉ, trụ sở, tài khoản nếu là pháp nhân, phạm vi, nội dung ủy thác, quyền, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên và do các người có đủ thẩm quyền ký kết vào hợp đồng. Theo đó bên được ủy thác, còn gọi bên nhận làm đại lý được nhân danh và được bên ủy thác, bên giao làm đại lý trả tiền chi phí hoặc được trích trả một số tỷ lệ % tiền thu được để làm một số việc hoặc mua, bán một số hàng hóa nhất định. Bên được ủy thác chỉ được làm và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy thác. Nếu bên được ủy thác hoạt động vượt khỏi phạm vi ủy thác thì phải tự chịu trách nhiệm.
2. Điều kiện của hợp đồng uỷ thác
Để hợp đồng phát huy được hết vai trò của nó trong giao dịch uỷ thác, thì hợp đồng uỷ thác phải thoả mãn các điều kiện sau đây:
- Chủ thể của hợp đồng ủy thác thương mại là Cá nhân với pháp nhân; Pháp nhân với pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không lừa dối;
- Đối với các chủ thể như người lao động dưới 15 tuổi khi giao kết hợp đồng lao động với một số công việc bao giờ cũng phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
3. Nội dung chính của hợp đồng uỷ thác
Nhìn chung, hợp đồng uỷ thác bao gồm nhiều loại khác nhau như: hợp đồng uỷ thác xuất khẩu, hợp đồng uỷ thác nhập khẩu, hợp đồng uỷ thác đầu tư và hợp đồng uỷ thác thương mại.... Nhưng, về cơ bản một hợp đồng uỷ thác sẽ có những nội dung chính sau đây:
- Thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác;
- Nội dung công việc ủy thác: hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá…
- Thù lao ủy thác: mức thù lao, phương thức thanh toán, trách nhiệm do chậm thanh toán…
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác:
+ Yêu cầu bên nhận ủy thác thông tin đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng ủy thác thương mại.
+ Không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật.
+ Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa như thông tin về hàng hóa cần ủy thác mua bán.
+ Trả thù lao ủy thác mua bán hàng hóa và các chi phí hợp lý cho việc ủy thác mua bán hàng hóa.
+ Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận Nếu bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái quy định pháp luật thì phải liên đới chịu trách nhiệm.
- Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác:
+ Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin và tài liệu cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
+ Nhận thù lao ủy thác mua bán hàng hóa và các chi phí hợp lý khác liên quan đến hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa;
+ Không chịu trách nhiệm về những hàng hóa của mình đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác;
+Thực hiện việc mua bán hàng hóa đã được ủy thác theo đúng thỏa thuận;
+ Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
+ Thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác theo đúng thỏa thuận của hai bên;
+ Bảo quản các tài liệu, tài sản mà bên ủy thác giao để thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
+ Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
+ Giao tiền, giao hàng hóa theo đúng như hai bên đã thỏa thuận;
+ Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác nếu có một phần lỗi của mình gây ra
- Chấm dứt và thanh lý hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
- Giải quyết tranh chấp;
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;
- Điều khoản thỏa thuận về phạt vi phạm;
- Các điều khoản khác do các bên thỏa thuận và không trái với quy định của pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận