Vấn đề ủy thác chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt là những người hoạt động kinh doanh thì lại càng quen thuộc đối với việc ủy thác. Tuy nhiên, cũng không ít người chưa hiểu rõ về việc ủy thác. Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về hợp đồng ủy thác là gì? (Cập nhật 2022).
Hợp đồng ủy thác là gì? (cập nhật 2022)
1. Ủy thác là gì?
Ủy thác theo quy định tại Luật thương mại 2005 như sau: “Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.” (Điều 155). Như vậy, có thể thấy ủy thác là việc một bên ủy thác, nhân danh người ủy thác để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.
Trong đó, bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác. Còn bên uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác. (Điều 156, Điều 157 Luật Thương mại năm 2005)
Trong lịch sử phát triển có rất nhiều phương thức giao dịch khác nhau, trong đó phương thức giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phổ biến nhất đó là phương thức giao dịch trực tiếp. Khi giao dịch trực tiếp, tức là người bán và người mua trực tiếp bàn bạc và thỏa thuận với nhau về các nội dung giao dịch như thỏa thuận về đối tượng, giá cả, thanh toán,… Tuy nhiên trên thực thế phương thức này có nhiều nhược điểm, từ đó mà trung gian thương mại nói riêng và ủy thác mua bán bán hóa nói chung đã ra đời. Trong các dịch vụ trung gian thương mại liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, nhất là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thì ủy thác mua bán hàng hóa là phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
2. Hợp đồng ủy thác là gì?
Hợp đồng ủy thác thương mại được quy định ở mục 3 chương V Bộ luật thương mại 2005. Nó là một hợp đồng trong đó, một người gọi là người được ủy thác tiếp nhận một ủy nhiệm của một người khác người định ủy thác. Người này yêu cầu người được ủy thác thực hiện giao dịch thương mại dưới danh nghĩa của chính mình.
Vai trò của người được ủy thác cũng gần giống vại trò người môi giới, và trong thực tiễn, một người chuyên làm nghề ấy thường làm cả hai chức năng nói trên khi thì làm vai trò của một người môi giới, khi thì làm vai trò của một người được ủy thác.
Giống như người môi giới, người được ủy thác là một thương nhân, đứng ra mua nhưng không phải cho chính mình. Họ hành động theo một hợp đồng ủy thác. Người môi giới chỉ đơn giản làm nhiệm vụ tạo ra cơ hội cho các bên sắp tham gia hợp đồng gặp gỡ, tiếp xúc với nhau, còn bản thân mình không tham gia vào ký kết hợp đồng.Khác với người môi giới, người được ủy thác, bằng chính tên mình đứng ra ký kết một hợp đồng mua hàng, nhưng thực ra là mua cho người đã ủy thác cho mình...
Sau khi đã tìm ra hàng hóa đúng với sở thích của khách hàng đã ủy thác, người được ủy thác tự mình giao dịch với người cung, cấp hàng. Còn người môi giới thì không chính mình đứng tên tham gia hợp đồng giữa người mua và người bán.
Hợp đồng uỷ thác phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có gá trị pháp lí tương đương và nội dung hợp đồng không được trái với quy định của pháp luật. Về bản chất, hợp đồng uỷ thác là một hợp đồng dịch vụ mà trong đó đối tượng của hợp đồng là công việc mua bán hàng hoá. Việc xác lập hợp đồng uỷ thác trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận nhằm đề cao tinh thần thiện chí hợp tác trong việc thực hiện cũng như bảo vệ quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Tuy nhiên, Luật Thương mại quy định: “Bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau”. Rõ ràng, quy định này đã trở thành rào cản cho các hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, bên uỷ thác có thể mất ưu tiên khi bên nhận uỷ thác nhận uỷ thác từ một bên thứ ba khác để mua bán hàng hoá cùng chủng loại, dẫn đến khả năng vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc gây áp lực tăng phí uỷ thác. Vì vậy, để phòng ngừa thiệt hại phát sinh, các bên khi soạn thảo hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa nên có điều khoản ràng buộc trách nhiệm của bên nhận ủy thác trong trường hợp bên này nhận ủy thác mua bán hàng hóa của nhiều bên ủy thác khác nhau đối với cùng một loại hàng hóa.
3. Nội dung của hợp đồng ủy thác thương mại
Nội dung của hợp đồng thương mại gồm có:
- Thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác;
- Nội dung công việc ủy thác: hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá…
- Thù lao ủy thác: mức thù lao, phương thức thanh toán, trách nhiệm do chậm thanh toán…
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác: Yêu cầu bên nhận ủy thác thông tin đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng ủy thác thương mại.Không phải chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luậtCung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa như thông tin về hàng hóa cần ủy thác mua bán.Trả thù lao ủy thác mua bán hàng hóa và các chi phí hợp lý cho việc ủy thác mua bán hàng hóa.Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuậnNếu bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật do bên ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái quy định pháp luật thì phải liên đới chịu trách nhiệm.
- Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác: Yêu cầu bên ủy thác cung cấp thông tin và tài liệu cho việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; Nhận thù lao ủy thác mua bán hàng hóa và các chi phí hợp lý khác liên quan đến hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa; Không chịu trách nhiệm về những hàng hóa của mình đã bàn giao đúng thỏa thuận cho bên ủy thác; Thực hiện việc mua bán hàng hóa đã được ủy thác theo đúng thỏa thuận ;Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; Thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác theo đúng thỏa thuận của hai bên; Bảo quản các tài liệu, tài sản mà bên ủy thác giao để thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa; Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.; Giao tiền, giao hàng hóa theo đúng như hai bên đã thỏa thuận; Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác nếu có một phần lỗi của mình gây ra.
- Chấm dứt và thanh lý hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa;
- Giải quyết tranh chấp;
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;
- Điều khoản thỏa thuận về phạt vi phạm;
- Các điều khoản khác do các bên thỏa thuận và không trái với quy định của pháp luật.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Hợp đồng ủy thác là loại hợp đồng gì?
Hợp đồng ủy thác là một loại hợp đồng thương mại, được quy định trong Luật thương mại 2005 về hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.
Chủ thể nào có thể ký hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa?
Trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa thì bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và nhân danh chính mình để mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân giao cho bên nhận ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao.
Điều kiện giao kết hợp đồng ủy thác?
Giao kết hợp đồng trên cơ sở tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không lừa dối.
Hợp đồng ủy thác và hợp đồng ủy quyền có giống nhau không?
Ủy quyền và ủy thác không giống nhau.
+ Ủy quyền: Là việc giao cho bên được ủy quyền thay mặt sử dụng quyền hợp của mình.
+ Ủy thác: Là việc giao bên được ủy thác nhân danh để làm một việc nhất định mà người ủy thác không thể làm trực tiếp hoặc không muốn làm.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề Hợp đồng ủy thác là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
Nội dung bài viết:
Bình luận