Bên cạnh việc giao dịch trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp cũng quan tâm các hình thức trung gian thương mại để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty ACC sẽ giới thiệu đến khách hàng cách soạn thảo hợp đồng trung gian thương mại cập nhật năm 2023
1. Hoạt động trung gian thương mại
Khái niệm hoạt động trung gian thương mại
Ở Việt Nam, hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại. (Khoản 11 Điều 3 Luật Thương mại 2005)
Đặc điểm hoạt động trung gian thương mại
- Thứ nhất, đây là loại hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại được thực hiện theo phương thức giao dịch qua trung gian. Theo đó, bên trung gian được bên thuê dịch vụ trao quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao.
- Thứ hai, bên trung gian thương mại phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba. Ngoài ra, với mỗi hình thức trung gian thương mại, bên trung gian còn phải đáp ứng điều kiện mà pháp luật đặt ra đối với mỗi hình thức trung gian đó.
- Thứ ba, hoạt động này tồn tại song song hai nhóm quan hệ.
- Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ và bên trung gian thực hiện dịch vụ.
- Quan hệ giữa bên thuê dịch vụ, bên trung gian thực hiện dịch vụ với bên thứ ba.
- Các quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng. Các hợp đồng này đều có tính chất là hợp đồng song vụ, ưng thuận và có tính đền bù.
Các hoạt động trung gian thương mại
Theo quy định của pháp luật, hiện nay đang tồn tại 4 hoạt động. Đó là:
Đại diện cho thương nhân
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Môi giới thương mại
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.
Ủy thác mua bán hàng hóa
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.
Đại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
2. Hợp đồng trung gian thương mại
Khái niệm
Hợp đồng trung gian thương mại là hình thức pháp lý của hoạt động trung gian thương mại.
Đặc điểm của hợp đồng
- Thứ nhất, theo quy định các điều 141, 150, 156, 167 của Luật Thương mại 2005, một bên trong hợp đồng trung gian thương mại luôn là Thương nhân (bên đại diện, bên môi giới, bên nhận ủy thác, bên đại lý). Họ có tư cách pháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ ba.
- Thứ hai, trong hợp đồng trên, bên trung gian được thực hiện hoạt động với tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập và tự do trong quan hệ với bên thuê dịch vụ (bên ủy quyền) và bên thức ba.
Theo quy định của Luật Thương mại 2005:
- Khi thực hiện dịch vụ đại diện cho thương nhân, bên trung gian được nhân danh người ủy quyền và thực hiện giao dịch với bên (hoặc các bên) thứ ba trong phạm vi được ủy quyền.
- Khi thực hiện dịch vụ môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa hoặc đại lý thương mại, bên trung gian sử dụng danh nghĩa của mình.
Việc xác định được tư cách của bên trung gian trong hợp đồng trên với bên (hoặc các bên) thứ ba giúp xác định nghĩa vụ phát sinh với bên thứ ba sẽ thuộc về ai.
- Thứ ba, hợp đồng này là hợp đồng song vụ, có tính đền bù.
Trong hợp đồng, bên ủy quyền và bên nhận quỷ quyền đều có các quyền và nghĩa vụ với nhau. Đồng thời, khi thực hiện xong nhiệm vụ được giao, bên nhận ủy quyền được trả một khoản thù lao từ bên ủy quyền.
Hình thức hợp đồng
♦ Hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
♦ Các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với văn bản. Các hình thức đó là điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử) và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. – Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005.
Các loại hợp đồng
Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 4 hợp đồng trung gian thương mại. Đó là:
- Hợp đồng đại diện cho thương nhân.
- Hợp đồng môi giới thương mại.
- Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa.
- Hợp đồng đại lý thương mại.
3. Mẫu hợp đồng trung gian thương mại
HỢP ĐỒNG MÔI GIỚI THƯƠNG MẠI
(Số: ……………. /HĐMGTM)
Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại ………………………………………
Chúng tôi gồm có:
BÊN MÔI GIỚI (BÊN A): ………………………………………………………………………………….…...
Địa chỉ (Trụ sở chính): …………………………………………………………………………………….….......
Điện thoại: ……………………………Fax: …………………………………………..............................
Mã số thuế: …………………………………………………………...............................................
Tài khoản số: …………………………Do ông (bà): ………………………………..........................
Chức vụ: …………………………………………………… làm đại diện.
BÊN ĐƯỢC MÔI GIỚI (BÊN B): ………………………………………................................
Địa chỉ (Trụ sở chính): ………………………………………………………………............................
Điện thoại: ………………Fax: …………………………………………………...................................
Mã số thuế: ……………………………………………………...................................................
Tài khoản số: …………………………………………………….................................................
Do ông (bà): ………………………Chức vụ: ………………………… làm đại diện.
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG MÔI GIỚI
1.1. Bên B giao cho Bên A làm trung gian mua/bán hàng hóa (hoặc cung ứng dịch vụ) ………………...
2.2. Số đặc định tài sản: …………….. của Bên B đặt tại số: ………… , đường ……….. , quận (Huyện) …………… , thành phố (Tỉnh): ………………
Giá bán được ấn định: ……………………… đồng (……………………………………………... đồng)
2.3. Mô tả về hàng hóa/dịch vụ:
………………………………………………………………………………………………………………………...............
………………………………………………………………………………………………………………………...............
………………………………………………………………………………………………………………………...............
ĐIỀU 2: MỨC THÙ LAO VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
2.1. Bên B đồng ý thanh toán cho Bên A số tiền môi giới là: ……………. VNĐ (Bằng chữ: …………………. đồng) trên tổng giá trị hợp đồng mà bên B đã ký kết với khách hàng.
2.2. Bên B thanh toán cho bên A bằng …………… với phương thức ………………………………...
Việc thanh toán được chia làm …………. lần.
a) Lần thứ nhất: …………….. % trị giá hợp đồng ngay sau khi người mua/bán đặt tiền cọc.
b) Lần thứ hai: Số tiền còn lại sẽ được thanh toán ngay sau khi bên B và người mua/bán làm hợp đồng tại phòng Công chứng …………………..
ĐIỀU 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA MỖI BÊN
3.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
a) Quyền:
- Bên A được tiến hành các nghiệp vụ trung gian tìm khách hàng mua/bán (cung ứng dịch vụ) …………………… bằng các hình thức quảng cáo trên báo chí, truyền hình hoặc các hình thức thông tin khác.
- Bên A được mời chuyên gia giám định hàng hóa khi khách hàng có yêu cầu, số tiền chi phí cho giám định Bên B phải thanh toán cho bên A ngay sau khi bên A xuất trình hóa đơn hợp lệ.
b) Nghĩa vụ:
- Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho Bên B sau khi hoàn thành việc môi giới;
- Bên A chịu trách nhiệm tư vấn cho khách hàng mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa/cung ứng dịch vụ mà Bên A được môi giới.
- Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của Bên B;
- Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
- Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:
a) Quyền:
- Được nhận …………% (……………. phần trăm) trên số tiền đặt cọc khi khách hàng chấp nhận mất cọc hoặc khi khách hàng bị mất cọc do vi phạm cam kết;
- Yêu cầu Bên A không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của Bên B;
- Yêu cầu Bên A bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu đã được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho Bên B sau khi hoàn thành việc môi giới;
b) Nghĩa vụ:
- Chịu chi phí theo hóa đơn thu tiền của cơ quan quảng cáo về việc quảng cáo do Bên A thực hiện theo mục a) khoản 3.1 điều 3 của hợp đồng này.
- Bên B tạo điều kiện tốt nhất để Bên A hoàn thành nhiệm vụ của mình, trong điều kiện cho phép Bên B có thể ủy quyền cho Bên A làm thủ tục mua bán sang tên …………………… cho người mua với chi phí là: ……………….. VNĐ (số tiền chi phí này ngoài hợp đồng mà hai bên ký kết).
ĐIỀU 4: VI PHẠM HỢP ĐỒNG
- Trường hợp bên B không thanh toán hoặc thanh toán không đủ hoặc không đúng phí môi giới cho Bên B theo thỏa thuận tại Điều 2 của hợp đồng này thì bên B phải chịu lãi chậm thanh toán trên số tiền và số ngày chậm thanh toán với lãi suất ……. %/tháng. Việc chậm thanh toán hoặc thanh toán không đủ này cũng không vượt quá …….. (……..) ngày, nếu quá ……… (………) ngày thì bên A được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và bên B vẫn phải trả phí dịch vụ cho bên A như trong trường hợp bên A môi giới thành công.
- Trường hợp bên A không tiến hành thực hiện dịch vụ hoặc thực hiện dịch vụ không đúng như đã thỏa thuận thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không phải trả cho bên A bất kỳ khoản phí nào đồng thời bên A phải trả cho bên B một khoản tiền phạt tương đương với số tiền phí thực hiện dịch vụ như quy định trong Điều 2 của hợp đồng này.
- Nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trái với các thỏa thuận trong trong hợp đồng này thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đó phải chịu một khoản tiền phạt tương đương với số tiền phí dịch vụ như quy định trong Điều 2 của hợp đồng này.
ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN VỀ TRANH CHẤP
5.1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau (có lập biên bản ghi toàn bộ nội dung đó).
5.2. Trong trường hợp không tự giải quyết được thì hai bên đồng ý sẽ khiếu nại tới toà án. Mọi chi phí về kiểm tra xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu.
ĐIỀU 6: THỜI HẠN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ............ tháng ………. năm ……… đến ngày ………. tháng ………… năm. Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng sau đó ………… ngày. Bên B có trách nhiệm tổ chức vào thời gian, địa điểm thích hợp.
Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
Nội dung bài viết:
Bình luận