Hợp đồng trách nhiệm dân sự (cập nhật 2024)

Hợp đồng dân sự là tên gọi chung của rất nhiều loại hợp đồng như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng tặng cho, hợp đồng ủy quyền… và nó liên quan đến trực tiếp cuộc sống của mỗi cá nhân, liên quan đến việc kinh doanh, hoạt động của các tổ chức. Bài viết dưới đây ACC cung cấp cho bạn một số thông tin về Hợp đồng trách nhiệm dân sự mời bạn tham khảo!

12q

Hợp đồng trách nhiệm dân sự (cập nhật 2023)

1. Trách nhiệm dân sự là gì?

Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa bên có quyền và bên có nghĩa vụ xác định, tại đó bên có nghĩa vụ bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ. Về điểm này, Bộ luật Dân sự Pháp qui định “hợp đồng giao kết hợp pháp có giá trị như luật đối với các bên giao kết” (Điều 134). Khoản 1 điều 302 Bộ luật dân sự quy định: “Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.” Như vậy, người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi là trách nhiệm dân sự. Nếu các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp luật phát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm, quan hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm.

Tóm lại, trách nhiệm dân sự là hậu quả pháp lý bất lợi, áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự để buộc chủ thể này phải khắc phục những tổn thất đã gây ra.

2. Hợp đồng dân sự là gì?

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận, trao đổi, thống nhất ý chí của các bên để đạt được mục đích là xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một hình thức của giao dịch dân sự.

Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự bao gồm các cá nhân gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, pháp nhân và hộ gia đình. Các bên chủ thể này phải đáp ứng được điều kiện nhất định:

– Cá nhân: có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật.

– Pháp phân: Pháp nhân khi giao kết hợp đồng dân sự phải thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân.

– Với hộ gia đình, hợp tác xã cũng phải thông qua người đại diện hoặc đại diện theo ủy quyền khi giao kết hợp đồng dân sự.

Theo quy định tại Điều 402 Luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự có các loại hợp đồng chủ yếu như sau:

– Hợp đồng chính: là loại hợp đồng có hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng còn lại. Tức là hợp đồng độc lập, không lệ thuộc vào hợp đồng phụ, nếu hợp đồng phụ vô hiệu thì hợp đồng chính vẫn có hiệu lực pháp lý. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng phụ: hợp đồng này phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Trường hợp hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng phụ cũng sẽ vô hiệu. Trừ các giao dịch bảo đảm, hợp đồng phụ sẽ không lệ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.

– Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ và một bên có quyền. Thông thường, loại hợp đồng này không đề cập đến vấn đề bồi thường bởi bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc vì lợi ích của bên cong lại. (ví dụ: các hợp đồng tặng cho tài sản).

– Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ giữa các bên mà trong đó các bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Trong loại hợp đồng này, quyền của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên kia. (ví dụ: hợp đồng mua bán).

– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Là loại hợp đồng mà các bên thực hiện hợp đồng nhằm mang đến lợi ích cho người thứ ba, tức là trong hợp đồng này, người thứ ba là người được hưởng quyền.

– Hợp đồng có điều kiện thực hiện: Là loại hợp đồng mà các bên giao kết có thể thỏa thuận về điều kiện thực hiện hợp đồng về các quyền và nghĩa vụ; thỏa thuận về các điều kiện làm phát sinh, chấm dứt hợp đồng…

3. Nội dung hợp đồng dân sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 398 Luật Dân sự năm 2015, hợp đồng dân sự có thể bao gồm các nội dung chính như sau: đối tượng hợp đồng; số lượng, kích thước, chất lượng đạt được của sản phẩm, hàng hóa; giá thanh toán và phương thức thanh toán hợp đồng; địa điểm, phương thức, thời gian thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ thỏa thuận của mỗi bên; trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng; hình thức giải quyết tranh chấp…

Trong soạn thảo hợp đồng, các bên chú ý một số vấn đề sau:

– Địa điểm giao kết hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận lựa chọn, nếu không thỏa thuận thì địa điểm sẽ là nơi cư trú của cá nhân, trụ sở đơn vị đề nghị giao kết hợp đồng này.

– Thời điểm giao kết được xác định là thời điểm nhận được chấp nhận giao kết hợp đồng của bên còn lại. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, thời điểm giao kết hợp đồng cũng có cách xác định khác như:

+ Nội dung hợp đồng có thỏa thuận trong một thời gian mà bên nhận được đề nghị im lặng tức là chấp nhận giao kết thì thời điểm giao kết được xác định là ngày cuối của thời gian đó.

+ Hình thức hợp đồng dân sự bằng lời nói được xác định thời điểm giao kết là sau khi các bên thỏa thuận được nội dung.

+ Với hợp đồng bằng văn bản, thời điểm giao kết là thời điểm bên cuối cùng ký vào bản hợp đồng.

– Phát sinh hiệu lực của hợp đồng dân sự: Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng được xác định là thời điểm giao kết hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác về thời gian có hiệu lực hay điều kiện có hiệu lực. Từ sau thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải tiến hành thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo những gì đã thỏa thuận trước đó.

– Ngoài ra, các bên có thể soạn thảo thêm phụ lục hợp đồng nhằm quy định chi tiết hơn một số điều khoản và phụ lục phải phù hợp với hợp đồng, không trái với hợp đồng dân sự.

4. Hình thức hợp đồng dân sự

Hình thức của hợp đồng dân sự là sự thể hiện của hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng dân sự có thể được thể hiện dưới các hình thức: lập thành văn bản, thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi.

Cũng theo quy định này, hợp đồng dân sự bằng văn bản có thể có hoặc không cần công chứng, chứng thực vẫn có giá trị pháp lý.

5. Công ty luật ACC

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu về Hợp đồng trách nhiệm dân sự cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan trong trong phạm vi này. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu tư vấn và hỗ trợ về Hợp đồng trách nhiệm dân sự thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (342 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo