Soạn thảo hợp đồng môi giới thương mại cập nhật 2023

Môi giới thương mại là một trong các hình thức của hoạt động trung gian thương mại. Sự thỏa thuận giữa các bên trong hoạt động môi giới thương mại được thể hiện thông qua hợp đồng môi giới thương mại. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng môi giới thương mại 2020, mời các bạn tham khảo.

Soạn thảo hợp đồng môi giới thương mại
Soạn thảo hợp đồng môi giới thương mại

1. Môi giới thương mại là gì?

Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới.

2. Hợp đồng môi giới thương mại

  • Là sự thỏa thuận giữa bên môi giới và bên được môi giới, theo đó bên môi giới làm trung gian trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng cho bên được môi giới và các tổ chức, cá nhân khác trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
  • Một hợp đồng có thể được ký kết bởi một bên môi giới với nhiều bên được môi giới.

3. Một số đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại

  • Bên môi giới thực hiện hoạt động môi giới nhằm hưởng thù lao cho việc môi giới. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên môi giới được hưởng thù lao khi các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
  • Bên môi giới thực hiện dịch vụ trung gian thuần túy. Bên môi giới không trực tiếp giao kết hợp đồng mà để cho các bên tự giao kết hợp đồng với nhau, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới (bên môi giới hành động với tư cách của bên đại diện).

4. Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại

  • Bao gồm bên môi giới và bên được môi giới
  • Bên môi giới: phải là thương nhân có đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ môi giới thương mại và không nhất thiết phải có ngành nghề đăng ký kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của bên hoặc các bên được môi giới;
  • Bên được môi giới: có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân.

5. Đối tượng của hợp đồng môi giới thương mại

Đối tượng của hợp đồng môi giới là công việc môi giới, cung cấp cơ hội giao kết hợp đồng giữa bên được môi giới với bên thứ ba.

6. Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới thương mại

Quyền

  • Được hưởng thù lao môi giới, phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nghĩa vụ

  • Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
  • Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;
  • Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
  • Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.

7. Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới thương mại

Quyền

  • Yêu cầu bên môi giới phải thực hiện nghĩa vụ như trên đối với bên được môi giới

Nghĩa vụ

  • Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
  • Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.

8. Hình thức của hợp đồng môi giới thương mại

Bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể.

9. Thù lao môi giới

  • Thù lao môi giới được các bên thỏa thuận, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
  • Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo giá của dịch vụ môi giới trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ môi giới.

10. Một số loại hợp đồng môi giới thương mại

  • Hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa;
  • Hợp đồng môi giới bất động sản;
  • Hợp đồng môi giới bảo hiểm;
  • Hợp đồng môi giới chứng khoán…

11. Nội dung của hợp đồng môi giới thương mại (tham khảo)

  • Thông tin của bên môi giới và bên được môi giới;
  • Đối tượng và nội dung môi giới;
  • Mức thù lao và phương thức thanh toán;
  • Trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên;
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp;
  • Điều khoản về các trường hợp bất khả kháng;
  • Điều khoản chấm dứt hợp đồng;
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng;
  • Điều khoản thỏa thuận về phạt vi phạm;
  • Các điều khoản khác do các bên thỏa thuận và không trái với quy định của pháp luật.

12. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

  • Chủ thể của hợp đồng môi giới thương mại có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp;
  • Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng trên cở sở tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực, không lừa dối.
  • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

13. Pháp luật điều chỉnh hợp đồng môi giới thương mại

Hợp đồng môi giới thương mại được điều chỉnh bởi Bộ Luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005. Vì hoạt động môi giới thương mại trải rộng trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nên rất đa dạng, do đó các hoạt động môi giới cũng như hợp đồng môi giới còn chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành khác có liên quan.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về chủ đề soạn thảo hợp đồng môi giới thương mại 2020, nếu quý khách có thắc mắc hay cần biết thêm thông tin cũng như được tư vấn kĩ hơn xin hãy liên hệ với ACC. Chúng tôi sẽ lắng nghe, nắm bắt thông tin khách hàng cung cấp để tiến hành tư vấn chuyên sâu và đầy đủ những vướng mắc đồng thời cung cấp thêm các dịch vụ phù hợp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (609 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Chat Ngay Báo Giá Chat Zalo