Hợp đồng kỳ hạn là gì? Nhà đầu tư phái sinh nên biết

Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết về Hợp đồng kỳ hạn là gì? Nhà đầu tư phái sinh nên biết.

Hop Dong Ky Han Edit

1. Hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là một loại chứng khoán phái sinh, trong đó người mua và người bán sẽ thực hiện việc mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai (forward date) với một mức giá nhất định đã thoả thuận từ hôm nay (forward price).

Hợp đồng kỳ hạn là một loại hợp đồng giao sau, đối lập với hợp đồng giao ngay (spot contract) – với tài sản thường được giao trong vòng 2 ngày kể từ ngày kí kết (T+2). Hợp đồng kỳ hạn có thời điểm giao nhận xa hơn so với T+2. Chênh lệch giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay gọi là khoản thặng dư (forward premium) nếu giá kỳ hạn cao hơn, hoặc khoản chiết khấu (forward discount) nếu giá kỳ hạn thấp hơn.

Người ta có thể sử dụng hợp đồng kỳ hạn để đầu cơ giá cả trong tương lai, nhưng thường thì mục đích của hợp đồng là để tránh việc tài sản bị tác động của rủi ro về giá cả cũng hay lãi suất trong tương lai (hedging).

2. Các loại hợp đồng kỳ hạn hiện nay

Hiện nay các bên tham gia các giao dịch thường lựa chọn một số loại hợp đồng kỳ hạn phổ biến sau:

– Hợp đồng kỳ hạn cổ phiếu (equity forward contract): Là loại hợp đồng kỳ hạn với tài sản cơ sở là cổ phiếu.

– Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu (forward contract on bond): Là loại hợp đồng kỳ hạn với tài sản cơ sở là trái phiếu.

– Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (commodity forward): Tài sản cơ sở là các loại hàng hóa thực như lúa; gạo, lúa mỳ, cà phê, dầu thô;…..

– Hợp đồng giao dịch tiền tệ kỳ hạn (currency forward contract): Hợp đồng kỳ hạn trong đó hai bên cam kết sẽ mua hoặc bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định, vào một thời điểm xác định trong tương lai.

– Hợp đồng lãi suất kỳ hạn (forward rate agreement- FRA): Hợp đồng mà hai bên đồng ý lãi suất sẽ trả được vào một ngày thanh toán trong tương lai.

– Hợp đồng kỳ hạn không giao dịch (non-deliverable forward – NDF): Là loại hợp đồng kỳ hạn được thực hiện bằng thỏa thuận giao dịch tiền mặt (cash settlement) thay vì giao nhận tài sản gốc (physical delivery).

Tại Việt Nam hiện nay chỉ có hợp đồng kỳ hạn ngoại hối là phổ biến, các đối tượng tham gia bao gồm các ngân hàng thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, các tổ chức đầu tư tài chính để phòng ngừa rủi ro về tỷ giá.

3. Các yếu tố hình thành hợp đồng kỳ hạn

Có 4 yếu tố chính hình thành hợp đồng bao gồm tài sản cơ sở, các bên tham gia hợp đồng, thời điểm xác định trong tương lai, giá kỳ hạn xác định thanh toán. Về cơ bản, các yếu tố này có các đặc điểm sau đây:

Những tài sản cơ sở để mua bán

  • Tài sản thực: Đậu tương, ngô, cà phê, lúa mì,…
  • Tài sản tài chính: Trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ,…

Bên tham gia trong hợp đồng

  • Người mua (Long position): Là đối tượng đã đồng ý mua một tài sản cụ thể vào thời điểm đã quyết định trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận ở hiện tại.
  • Người bán (Short position): Là đối tượng đã đồng ý bán một tài sản cụ thể vào thời điểm đã quyết định trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận ở hiện tại.

Thời điểm xác định trong tương lai: Là khoảng thời gian đã quyết định để thanh toán hợp đồng.

Giá kỳ hạn hay xác định thanh toán: Được xác định dựa vào giá giao ngay và lãi suất thị trường. Đây là mức giá áp dụng trong tương lai cho tài sản cơ sở, được xác định ở hiện tại.

4. Giá trị của hợp đồng kỳ hạn là gì?

Hợp đồng kỳ hạn bao gồm hai bên đó là một bên đồng ý mua và một bên đồng ý bán tài sản với một mức giá được ấn định trước tại một thời điểm được xác định trong tương lai. Giá tại kỳ hạn sau khi ký kết hợp đồng sẽ không thể thay đổi, dù giá thị trường có chênh lệch. Do hai bên không cần trả chi phí nào trong hợp đồng, nên kết quả hay giá trị nào nhận được từ hợp đồng này cũng là lãi hoặc lỗ của hai bên tham gia.

Đến ngày đáo hạn, bắt buộc người mua phải mua tài sản cơ sở có giá trên thị trường là S(t)

với giá kỳ hạn đã được xác định trước là K.

Trong đó:

– K là kỳ hạn được ấn định trước hợp đồng.

– S(t) là giá giao ngay tài sản tại thời điểm kết thúc hợp đồng.

Giá trị nhận được của người ở bên mua trong hợp đồng cho một đơn vị tài sản là: S(t) – K

Tương tự như vậy, giá trị nhận được của người bên bán trong hợp đồng cho một đơn vị tài sản là: K – S(t)

– Nếu S(t) > K: Thì người mua có lãi và người bán lỗ.

– Nếu S(t) > K: Thì người bán có lãi và người mua lỗ.

5. Ý nghĩa và rủi ro của hợp đồng

Hợp đồng kỳ hạn có ý nghĩa nhật định trong thị trường hàng hóa và cũng có một số rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý.

Về cơ bản, hợp đồng này có ý nghĩa đối với việc phòng ngừa rủi ro trước sự biến động bất thường của giá cả hàng hóa, lãi suất hoặc tài sản tài chính. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng hợp đồng có kỳ hạn để cố định một khoản chi phí. Đối với các ngân hàng thương mại, công ty xuất nhập khẩu, các tổ chức đầu tư tài chính thì loại hợp đồng này chính là công cụ tốt để phòng tránh rủi ro tỷ giá.

Các rủi ro chính thường xảy ra với các bên tham gia của hợp đồng kỳ hạn là rủi ro thanh khoản và rủi ro thanh toán.

● Rủi ro thanh khoản: Trên thị trường hàng hóa phái sinh, đặc biệt là ở Việt Nam, hợp đồng này không phát triển bằng hợp đồng tương lai. Do đó, loại hợp đồng này không được niêm yết trên một sàn giao dịch nào cả nên dẫn đến tính thanh khoản thấp.

● Rủi ro thanh toán: Đầu tiên là không có bất kỳ một khoản tiền ký quỹ nào giữa 2 bên. Rủi ro tiếp theo là không có trung gian đứng ra làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ, vì vậy lời lỗ của hợp đồng có kỳ hạn sẽ được thanh toán khi hợp đồng đáo hạn.

6. Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

– Vào ngày ký kết hợp đồng, 2 bên không thực hiện thanh toán tiền và trao đổi tài sản cơ sở mà hoạt động này sẽ được thực hiện vào ngày đáo hạn.

– Đến ngày đáo hạn, các bên phải bắt buộc thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Hợp đồng kỳ hạn được thỏa thuận và ký kết bởi 2 bên, không qua trung gian và không phải trả bất kỳ khoản phí nào.

– Tài sản cơ sở là bất kỳ loại tài sản nào mà không cần phải được chuẩn hóa về khối lượng, chất lượng hay giá trị… như hợp đồng tương lai.

– Hợp đồng kỳ hạn không được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung như hợp đồng tương lai và chỉ được giao dịch trên thị trường OTC.

– Người tham gia hợp đồng kỳ hạn có thể đóng vị thế bằng cách mở một vị thế ngược đối với một hợp đồng kỳ hạn tương tự.

– Không thực hiện ký quỹ

– Tính thanh khoản của hợp đồng kỳ hạn thấp dẫn đến rủi ro cao hơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Luật ACC về Hợp đồng kỳ hạn là gì? Nhà đầu tư phái sinh nên biết. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo