Soạn thảo hợp đồng kinh doanh vận tải đường thủy nội địa 2024

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải. Kinh doanh vận tải đường thủy, vận tải hành khách đường bộ và vận tải hàng hóa là những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi giấy phép con (điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật). Sau đây ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Soạn thảo hợp đồng kinh doanh vận tải đường thủy nội địa”

Soạn thảo hợp đồng kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Soạn thảo hợp đồng kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

1. Khái niệm kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động của đơn vị kinh doanh sử dụng phương tiện thủy nội địa để vận tải hành khách, hàng hóa có thu cước phí vận tải, được thực hiện thông qua các hình thức: vận tải hành khách theo tuyến cố định; vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến; vận chuyển khách du lịch; vận tải hành khách ngang sông; và vận tải hàng hóa.

2. Các hình thức kinh doanh vận tải nội địa

  • Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
  • Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến
  • Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
  • Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông
  • Kinh doanh vận tải hàng hóa.

3. Điều kiện để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

Điều kiện chung

Để được kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, đơn vị kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng phương tiện thủy nội địa) phải có đủ 5 điều kiện sau:

  • Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.
  • Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
  • Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định, đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
  • Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.

Điều kiện cụ thể

  • Đối với vận tải hành khách theo tuyến cố định: có văn bản chấp thuận tuyến hoạt động và phương án khai thác tuyến; có nơi neo đậu cho phương tiện phù hợp với phương án khai thác tuyến và bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo quy định; người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác; có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông; nhân viên phục vụ phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải; phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động – AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo.
  • Đối với vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến: có hợp đồng với người thuê vận tải; nhân viên phải được tập huấn nghiệp vụ; phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động - AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo; trình độ của người điều hành vận tải (từ trung cấp trở lên về vận tải hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác).
  • Đối với vận chuyển khách du lịch: các điều kiện riêng của hình thức vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến nói trên; phương tiện phải được cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải; nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.
  • Đối với hoạt động vận tải hành khách ngang sông: đơn vị kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận vận tải hành khách ngang sông; phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; thuyền viên, người lái phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn; đón, trả hành khách tại bến đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.
  • Đối với vận tải hàng hóa nguy hiểm: phải đáp ứng các quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa nguy hiểm. Việc vận chuyển hàng hóa có nguy cơ gây sự cố môi trường phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 74 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

4. Thủ tục đăng ký kinh doanh vận tải đường thủy nội địa

 Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

  • 02 bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa
  • Các giấy tờ phải xuất trình:
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thủy;
  • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa còn giá trị sử dụng và phù hợp với cấp tuyến đường hoạt động;
  • Danh bạ thuyền viên; bằng, chứng chỉ chuyên môn của Thuyền trưởng, Máy trưởng phù hợp với loại phương tiện và tuyến đường thủy nội địa mà phương tiện hoạt động.

Bước 2:Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý vận tải và phương tiện thuộc Sở Giao thông vận tải.

Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp;
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 4:Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5:Nhận kết quả tại Phòng Quản lý vận tải và phương tiện thuộc Sở Giao thông vận tải.

5. Cơ quan có thẩm quyền

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc.

6. Những câu hỏi thường gặp

Hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 77 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định như sau:

- Vận tải đường thuỷ nội địa gồm vận tải người, vận tải hàng hoá.

- Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là hoạt động kinh doanh có điều kiện, gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa ( được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014)

Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa gồm các hình thức nào?

Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến nơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định; Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên cơ sở hợp đồng; Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà.

Người kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định hoặc vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến có gì?

Công bố và thực hiện đúng lịch chạy tàu hoặc thời gian vận tải, công khai cước vận tải, lập danh sách hành khách mỗi chuyến đi; Bố trí phương tiện bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.

Vận tải bằng phương tiện nhỏ?

Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa, phương tiện không có động cơ có sức chở đến 12 người, khi chở người phải có đủ chỗ ngồi ổn định, an toàn và có đủ dụng cụ cứu sinh

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (439 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo