Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân [Cập nhật 2024]

Vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân là gì? Làm sao có thể soạn thảo và chuẩn bị một hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân đầy đủ nội dung và đảm bảo tính pháp lý. Đây luôn là những vấn đề mà các khách hàng có nhu cầu luôn quan tâm. Do đó, bài viết này sẽ làm rõ bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân, một số nội dung quan trọng trong hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân và cách thức làm sao để có thể soạn thảo một bản hợp đồng đầy đủ từ khía cạnh kinh tế đến khía cạnh pháp lý. Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra mẫu hợp đồng để khách hàng tham khảo.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân

   1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân là gì?

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân là việc một tổ chức hoặc cá nhân nào đó ký kết hợp đồng với một cá nhân khác  nhằm mục đích kinh doanh để cùng phân chia lợi nhuận. Đặc điểm của hợp đồng này là ít nhất một bên trong hợp đồng phải là cá nhân. 

>>Để hiểu thêm về cách đăng ký kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Đăng ký kinh doanh cùng Công ty Luật ACC

 

   2. Hình thức thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân

hop-dong-hop-tac-kinh-doanh-1

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân có thể được ký kết dưới những hình thức sau:

(1) Hợp đồng được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

(2) Hợp đồng được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc giữa các các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật đầu tư

Lưu ý: Các bên tham gia hợp đồng  có thể  thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

  • Một số nội dung quan trọng trong hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân
  1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
  1. a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  2. b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  3. c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  4. d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

  1. e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  2. g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
  1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  2. Các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
  • Hướng dẫn chuẩn bị và soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân

Bước 1: Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh và lựa chọn đối tác cá nhân

Bước 2: Soạn thảo các nội dung trong hợp đồng:

  1. a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Ghi đầy đủ tên, và thông tin cá nhân của tổ chức cá nhân và địa điểm thực hiện hoạt động kinh doanh;
  2. b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh: Kinh doanh với ý định gì, phạm vi về ngành nghề kinh doanh, phạm vi về không gian và thời gian: Ghi đầy
  3. c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên: tỷ lệ vốn góp của các bên là bao nhiêu, tỉ lệ phân chia lợi nhuận là bao nhiêu?
  4. d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng: ghi rõ thời hạn hợp đồng là năm, hoặc tháng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng: liệt kê đầy đủ các quyền và nghĩa vụ các bên.

  1. e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng: lý do sửa đổi, chuyển nhượng chấm dứt và hình thức thực hiện;
  2. g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp: trách nhiệm cụ thể như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm; phương thức giải quyết có thể là trọng tài hoặc tòa án.

Bước 3: Kiểm tra lại nội dung hợp đồng và ký kết vào hợp đồng (nếu cần có thể công chứng để đảm bảo tính pháp lý)

Chuẩn bị ít nhất 2 bản hợp đồng, nếu hợp tác với đối tác nước ngoài phải chuẩn bị hợp đồng song ngữ hoặc hợp đồng cả tiếng anh lẫn tiếng việt.

  • Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân

Dưới đây là mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa công ty và cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh thép:

 

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số: …../HDHTKD

……., ngày…. tháng ……năm …….

Chúng tôi gồm có:

  1. Công ty  …………………………………………………………………………

(gọi tắt là Bên A):

Trụ sở: ………………………………………………………………………………..

GCNĐKKD số: ……………………………….….…..…….do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư …………… cấp ngày: ……………………………………………..

Số tài khoản: ………………………………………………………………………….

Điện thoại:  ……………………………………………………………………………

Người đại diện: ………………………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………………...

  1. Ông bà: ……………..…………………………………….……………………. (gọi tắt là Bên B):

Số CCCD ……………………………do ………………………………………….….. cấp ngày: …………….

tài khoản: ……………………………………………………………………………….

Điện thoại:  ……………………………………………………………………………

 

Cùng thỏa thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

 

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi  hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác ……………………………………………

Điều 2. Thời hạn hợp đồng.

Thời hạn hợp tác là …….(năm) năm bắt đầu kể từ ngày….. tháng …… năm  ………đến hết ngày….. tháng ……..năm ………. Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thỏa thuận của hai bên.

 

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng toàn bộ giá trị lượng phế liệu nhập khẩu về Việt Nam để tái chế phù hợp với khả năng sản xuất của Nhà máy. Giá trị trên bao gồm toàn bộ các chi phí để hàng nhập về tới Nhà máy.

 

Bên B góp vốn bằng toàn bộ quyền sử dụng nhà xưởng, kho bãi, máy móc, dây chuyền, thiết bị của Nhà máy thuộc quyền sở hữu của mình để phục vụ cho quá trình sản xuất.

 

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1 Lợi nhuận từ hoạt động ………………………………………………………

Lợi nhuận sẽ được chia theo tỷ lệ: Bên A được hưởng ………%, Bên B được hưởng ………% trên tổng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ với  Nhà nước.

Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày: ……………………………………………..

3.2.2 Chi phí cho hoạt động sản xuất bao gồm:

- Tiền mua phế liệu:

- Lương nhân viên:

- Chi phí điện, nước:

- Khấu hao tài sản:

- Chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà xưởng:

- Chi phí khác...

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm 03 người trong đó Bên A sẽ cử  01 (một), Bên B sẽ cử 02 (hai) đại diện khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này. Mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất hai thành viên đồng ý.

Đại diện của Bên A là: ……………………………………………………… 

- Chức vụ: ……………………..

Đại diện của Bên B là: ……………………………………………………… 

- Chức vụ: ………………

Trụ sở của ban điều hành đặt tại: ………………………………………………………

 

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1 Chịu trách nhiệm nhập khẩu ………………………………………………..

6.2 Tìm kiếm, đàm phán, ký kết, thanh toán hợp đồng mua phế liệu với các nhà cung cấp phế liệu trong và ngoài nước.

6.3 Cung cấp đầy đủ các hoá đơn, chứng từ  liên quan để phục vụ cho công tác hạch toán tài chính quá trình kinh doanh.

6.4 Được hưởng ……………………..% lợi nhuận sau thuế.

 

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1 Có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ quá trình sản xuất. Đưa nhà xưởng, kho bãi, máy móc thiết bị thuộc quyền sở hữu của mình vào sử dụng. Đảm bảo phôi thép được sản xuất ra có chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn của pháp luật hiện hành.

7.2 Triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật trong quá trình sản xuất.

7.3  Có trách nhiệm triển khai bán sản phẩm – phôi thép trên thị trường Việt Nam.

7.4 Hạch toán toàn bộ thu chi của quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính kế toán của Việt Nam.

7.5 Có trách nhiệm kê khai, nộp đầy đủ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước. Đồng thời quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước ngành và địa phương, cơ quan thuế nơi có Nhà máy.

7.6 Được hưởng …………………………………………...% lợi nhuận sau thuế.

7.7 Trực tiếp chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, điều động cán bộ, công nhân tại Nhà máy. Lên kế hoạch Trả lương và các chế độ khác cho công nhân, cán bộ làm việc tại Nhà máy.

 

Điều 8. Điều khoản chung           

8.1. Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

8.2. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.  Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trong trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 10% giá trị hợp đồng.

Trong quá trình  thực hiện hợp đồng nếu bên nào  có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.

8.3. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.

Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng.

8.4 Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hòa giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

 

Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo qui định của pháp luật.

Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng. Nhà xưởng, nhà kho, máy móc, dây chuyền thiết bị ….sẽ được trả lại cho Bên B.

 

9.2. Hợp đồng này gồm ………trang không thể tách rời nhau, được lập thành ……… bản bằng tiếng Việt, mỗi Bên giữ ……….. bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

                   ĐẠI DIỆN BÊN A                                  ĐẠI DIỆN BÊN B

                     (Ký, họ tên)                                              (Ký, họ tên)

 

 3. Mọi người cũng hỏi

Câu hỏi 1: Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì và tại sao nó quan trọng trong môi trường kinh doanh?

Câu trả lời 1: Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một thoả thuận giữa hai hoặc nhiều bên để cùng nhau thực hiện một dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ với mục tiêu chia sẻ rủi ro, trách nhiệm và lợi ích kinh doanh. Hợp đồng này quan trọng vì nó giúp các bên tham gia cung cấp nguồn lực, kiến thức và kinh nghiệm để đạt được mục tiêu chung, đồng thời tạo ra sự minh bạch và ràng buộc pháp lý trong quá trình hợp tác.

Câu hỏi 2: Những yếu tố cần có trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh để đảm bảo sự thành công?

Câu trả lời 2: Để đảm bảo sự thành công của hợp đồng hợp tác kinh doanh, cần có các yếu tố như:

  • Mục tiêu rõ ràng: Xác định rõ mục tiêu và kế hoạch hợp tác để đảm bảo sự hiểu rõ giữa các bên.
  • Phân chia trách nhiệm và lợi ích: Xác định rõ trách nhiệm, phân công công việc và cách chia sẻ lợi ích giữa các bên.
  • Ràng buộc pháp lý: Đảm bảo hợp đồng tuân theo các quy định pháp luật và điều khoản phù hợp để tránh xung đột sau này.
  • Thời hạn và điều kiện: Xác định rõ thời hạn của hợp đồng, cũng như các điều kiện về chất lượng, tiến độ và thanh toán.
  • Giải quyết tranh chấp: Đưa ra quy định về cách giải quyết tranh chấp, trường hợp xảy ra mâu thuẫn trong quá trình hợp tác.

Câu hỏi 3: Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể chấm dứt như thế nào?

Câu trả lời 3: Hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể chấm dứt theo các cách sau:

  • Hoàn thành dự án: Hợp đồng kết thúc khi mục tiêu đã đạt được và dự án hoàn thành theo kế hoạch.
  • Thỏa thuận chấm dứt: Các bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu đồng ý với điều này.
  • Bất khả kháng: Nếu có sự kiện bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh... làm cho việc tiếp tục hợp tác trở nên không khả thi.
  • Vi phạm hợp đồng: Nếu một trong các bên vi phạm các điều khoản của hợp đồng, bên kia có thể chấm dứt hợp đồng theo quy định.

Lưu ý rằng, việc xác định cụ thể các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng cần phải dựa trên tình huống cụ thể và tư vấn từ luật sư hoặc chuyên gia phù hợp.

 

ACC Group có dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân không?

ACC Group cung cấp toàn diện dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân. Ngoài ra, ACC Group còn cung cấp dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh với cá nhân uy tín và hiệu quả. Với kinh nghiệm 20 năm thực hiện tư vấn pháp luật và đội ngũ chuyên viên đầy năng lực, Công ty Luật ACC sẽ là một lựa chọn hợp lý cho quý khách hàng ủy quyền tư vấn. Liên hệ với chúng tôi qua:

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Trân trọng!

✅ Mẫu hợp đồng: ⭕ Hợp tác kinh doanh
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (471 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo