Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn năm 2024

Vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn là gì? Làm sao có thể soạn thảo và chuẩn bị một hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn đầy đủ nội dung và đảm bảo tính pháp lý. Đây luôn là những vấn đề mà các khách hàng có nhu cầu luôn quan tâm. Do đó, bài viết này sẽ làm rõ bản chất của việc hợp tác kinh doanh khách sạn, một số nội dung quan trọng trong hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn và cách thức làm sao để có thể soạn thảo một bản hợp đồng đầy đủ từ khía cạnh kinh tế đến khía cạnh pháp lý. Ngoài ra, bài viết cũng đưa ra mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn để khách hàng tham khảo.

  1.Hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn là gì?

Kinh doanh khách sạn hiện nay được các nhà đầu tư tiến hành hợp tác thực hiện khá nhiều tại Việt Nam. Hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn là việc có tổ chức hoặc cá nhân nào đó ký kết hợp đồng với nhau nhằm mục đích kinh doanh khách sạn để cùng phân chia lợi nhuận. 

Tuy nhiên đối với việc thực hiện hoạt động này, các bên phải tiến hành mở các khách sạn để tiến hành hoạt động kinh doanh. 

   2.Hình thức thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn

Hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn có thể được ký kết dưới những hình thức sau:

(1) Hợp đồng được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

(2) Hợp đồng được ký kết giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc giữa các các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật đầu tư

Lưu ý: Các bên tham gia hợp đồng  có thể  thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

  3.Một số nội dung quan trọng trong hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn

  1. Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
  1. a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  2. b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  3. c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  4. d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

  1. e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  2. g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
  1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
  2. Các bên tham gia hợp đồng có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

   4.Hướng dẫn chuẩn bị và soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn

Bước 1: Chuẩn bị ngành nghề kinh doanh và lựa chọn đối tác cá nhân

Bước 2: Soạn thảo các nội dung trong hợp đồng:

  1. a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Ghi đầy đủ tên, và thông tin của tổ chức cá nhân và địa điểm thực hiện hoạt động kinh doanh;
  2. b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh: Kinh doanh với ý định gì, phạm vi về ngành nghề kinh doanh, phạm vi về không gian và thời gian: Ghi đầy
  3. c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên: góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh là vô cùng quan trọng, do đó cần rõ ràng tỷ lệ vốn góp của các bên là bao nhiêu, tỉ lệ phân chia lợi nhuận là bao nhiêu?
  4. d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng: ghi rõ thời hạn hợp đồng là năm, hoặc tháng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng: liệt kê đầy đủ các quyền và nghĩa vụ các bên.

  1. e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng: lý do sửa đổi, chuyển nhượng chấm dứt và hình thức thực hiện;
  2. g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp: trách nhiệm cụ thể như bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm; phương thức giải quyết có thể là trọng tài hoặc tòa án.

Bước 3: Kiểm tra lại nội dung hợp đồng và ký kết vào hợp đồng (nếu cần có thể công chứng để đảm bảo tính pháp lý)

Chuẩn bị ít nhất 2 bản hợp đồng, nếu hợp tác với đối tác nước ngoài phải chuẩn bị hợp đồng song ngữ hoặc hợp đồng cả tiếng anh lẫn tiếng việt.

  • Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn

Dưới đây là mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn:

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH KHÁCH SẠN

Số: …../HDHTKD

……., ngày…. tháng ……năm …….

Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015;

Căn cứ vào nhu cầu vào mục đích của các bên;

Dựa trên tinh thần thiện chí và tự nguyện của các bên;

 

Chúng tôi gồm có:

Bên A: [ ]

  • Địa chỉ: [ ]
  • Điện thoại: [ ] 
  • Fax: [ ]
  • Đại diện: [ ] 
  • Chức vụ: [ ]

Bên B: [ ]

  • Địa chỉ: [ ]
  • Điện thoại: [ ] 
  • Fax: [ ]
  • Đại diện: [ ] 
  • Chức vụ: [ ]

Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất thực hiện các điều khoản của hợp đồng hợp tác kinh doanh này như sau:

Điều 1: Mục đích hợp đồng

1.1  Để nâng cao hiệu suất sử dụng mặt bằng của Bên A, Bên A đồng ý cùng Bên B góp vốn đầu tư để sửa chữa, xây dựng lại, mua sắm tài sản, trang thiết bị, công cụ và cải tạo trên cấu trúc cơ sở hiện hữu (không thay đổi cấu trúc) của tòa nhà [ ] thành một khách sạn gồm có các dịch vụ: phòng ngủ, nhà hàng, bar và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật;

Điều 2: Vốn đầu tư và thực hiện góp vốn

2.1  Hai bên thỏa thuận các hạng mục đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm mới tài sản, trang thiết bị, công cụ dự toán tổng vốn đầu tư tối thiểu là [ ] VND ([ ] đồng VND) như nêu chi tiết tại Phụ lục A đính kèm hợp đồng này.

2.2  Trang thiết bị dụng cụ thuê mướn không thuộc vốn đầu tư. Giá trị phần xây dựng của toà nhà và giá thuê đất thuộc sở hữu của Bên A và không được góp vào vốn hợp tác kinh doanh. 

Điều 3: Thực hiện đầu tư

3.1  Bên B nhận trách nhiệm thay mặt các bên thực hiện trọn vẹn các hạng mục đầu tư đúng như thỏa thuận tại điều (2.1) và Phụ lục A của Hợp đồng, toàn bộ công trình đầu tư sẽ được quyết toán và kiểm toán theo đúng quy định nhà nước. Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A một bộ hồ sơ có liên quan đến việc hợp tác kinh doanh.

3.2  Bên A sẽ bàn giao mặt bằng và các tài sản, trang thiết bị hiện có cho Bên B trước ngày []. Việc bàn giao được lập thành biên bản và các tài sản của Bên A cũng sẽ được nêu tại Phụ Lục A Hợp Đồng này.

Điều 4: Ký quỹ

Ngay khi sau khi hợp đồng được hai bên ký kết, Bên B nộp cho Bên A số tiền ký quỹ tương đương 06 (sáu) tháng phí sử dụng mặt bằng từ hoạt động hợp tác kinh doanh là: [] Số tiền ký quỹ này sẽ được trừ dần vào số phí sử dụng mặt bằng Bên B cần chia cho Bên A trong 03 (ba) tháng đầu từ ngày [ ] tháng [ ] năm [ ] để đảm bảo nghĩa vụ tài chính đối với Bên A. 

Điều 5: Tổ chức hoạt động kinh doanh

Để Bên B hoàn toàn chủ động trong việc kinh doanh, hai bên nhất trí Bên B sẽ tự quản lý và chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh. Cụ thể Bên B có trách nhiệm như sau:

5.1.  Bên B có trách nhiệm liên hệ với các cơ quan chức năng hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan tới việc xin phép kinh doanh tại địa điểm này và đứng tên trên giấy phép kinh doanh khách sạn. Bên B cam kết kinh doanh đúng ngành nghề và mục đích hợp tác kinh doanh của hợp đồng như nói tại đây.

5.2.  Khai báo thuế với cơ quan thuế, mở sổ sách kế toán, ghi chép, báo cáo kế toán, hạch toán vốn đầu tư, hạch toán hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế theo đúng chế độ kế toán, pháp luật quy định.

5.3.  Tuyển dụng lao động, ký kết hợp đồng, trả lương, thưởng, bảo hiểm, các chế độ theo đúng luật lao động. Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động.

Điều 6: Trách nhiệm của hai bên trong hợp đồng

6.1.  Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

6.1.1.  Nhận phí sử dụng mặt bằng cố định từ hoạt động hợp tác mà Bên B thanh toán theo như thỏa thuận tại Điều 7 của hợp đồng này.

6.1.2.  Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên B hoạt động kinh doanh đúng pháp luật.

6.2  Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

Ngoài các điều kiện đã nêu tại Điều 5 của hợp đồng này, Bên B còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

6.2.1.  Giữ gìn, bảo quản, kịp thời sửa chữa các hư hỏng, bù đắp các tổn thất tài sản của Bên A trong quá trình kinh doanh. Trường hợp hư hỏng mất mát phải sửa chữa hoặc bù đắp trước khi bàn giao.

6.2.2.  Chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh và về dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.

Điều 7: Quyền sở hữu trí tuệ

Các bên theo đây nhất trí nội dung về quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ và có liên quan tới hoạt động hợp tác kinh doanh của hai bên như sau:

7.1  Bên B có nghĩa vụ tự đặt tên và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo qui định của pháp luật cho khách sạn thành lập như nói tại hợp đồng này. Bên B bảo lưu toàn bộ quyền sử dụng và sỡ hữu thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá của khách sạn như nói tại đây;

Điều 8: Phí sử dụng mặt bằng và thanh toán

8.1  Mỗi tháng, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, Bên B đồng ý trả cho Bên A một khoản Phí Sử Dụng Mặt bằng cố định bằng tiền Việt Nam tương đương với [ ]. Số tiền này được Bên B thanh toán cho Bên A trong tháng, chậm nhất là trước ngày 15 mỗi tháng. Phí sử dụng mặt bằng bắt đầu được trả kể từ ngày [ ]. 

Điều 9: Chia lãi từ hoạt động kinh doanh

9.1  Xác định kết quả kinh doanh:

Lãi hoặc lỗ là kết quả sau cùng xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ toàn bộ chi phí, phí sử dụng mặt bằng, khấu hao tài sản, thuế giá trị gia tăng và các khoản thuế khác nếu có.

9.2  Phân chia kết quả kinh doanh:

Các bên thỏa thuận lãi sẽ được phân chia cho các bên căn cứ theo vốn thực góp vào hoạt động hợp tác và các khoản thực nhận từ đó. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp Bên A sẽ nhận được Phí Sử Dụng mặt bằng, không phải chịu lỗ từ hoạt động nếu phát sinh và do vậy chỉ nhận lãi ở mức tối đa là [ ]/năm.

Điều 10: Thời hạn của hợp đồng

10.1  Hợp đồng hợp tác kinh doanh này có giá trị trong [ ] năm tròn liên tục được tính kể từ ngày giao mặt bằng dự tính là ngày [ ]/ [ ]/ [ ] đến ngày [ ]/ [ ]/ []. 

Điều 11: Chấm dứt và thanh lý hợp đồng

11.1 Hợp đồng đáo hạn:

Hợp đồng có thể được chấp dứt khi hết thời hạn hợp tác đồng như qui định tại Điều 9.1, 9.2 của Điều 9 hợp đồng này hay khi hai bên cùng đồng ý chấm dứt.

11.2  Hợp đồng chấm dứt do các lý do khách quan:

11.2.1  Hợp đồng có thể phải chấm dứt khi phải thi hành quyết định hoặc các quyết định theo đúng pháp luật của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.

11.3 Đơn phương chấm dứt hợp đồng:

Hai bên cam kết thi hành đúng những điều khoản đã nêu trong hợp đồng này, không bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu không có lỗi hay vi phạm nghiêm trọng hợp đồng của bên kia. Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể xảy trong một số trường hợp sau:

11.3.1. Chấm dứt hợp đồng do lỗi của Bên B:

(a)  các cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện Bên B để xảy ra những tệ nạn hoặc vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng dẫn đến Toà Nhà bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi; hoặc Bên B vi phạm việc thanh toán cho Bên A phí sử dụng mặt bằng quá 03 tháng mà không có lý do chính đáng.

11.3.2.  Chấm dứt hợp đồng do lỗi của Bên A:

(a)  Nếu Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng không do lỗi Bên B, hay Bên B phải đơn phương chấm dứt hợp đồng do lỗi của Bên A thì Bên A phải bồi thường cho Bên B [ ] % giá trị đầu tư còn lại của Bên B.

11.4  Thanh lý hợp đồng:

Khi chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp bất khả kháng hết thời hạn, hay theo thoả thuận của các bên kể trên , hai bên sẽ lập Tổ Thanh Lý có đại diện hai bên kiểm kê, thu hồi, định giá tài sản và đề nghị thanh lý để hai bên quyết định. Việc thanh lý hợp đồng, phân chia tài sản sẽ được lập thành biên bản và giải quyết theo nguyên tắc sau:

11.4.1.  Các tài sản thuê mướn được thu hồi trả cho người thuê;

11.4.2.  Trường hợp cơ sở kinh doanh bị giải tỏa và được bồi thường, Bên B sẽ được hoàn trả cho phần xây dựng các địa điểm. Thời gian khấu hao đầy đủ là thời gian nói tại Điều 9.1 của Hợp đồng này.

Điều 12: Nghĩa vụ mua bảo hiểm, bồi thường và nhận bồi thường

12.1  Các bên theo đây đồng ý cả hai bên sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho các tài sản do mình góp vốn hợp tác kinh doanh như sau:

12.1.1.  Bên B sẽ mua bảo hiểm cho các trang thiết bị, cơ sở, vật dụng mình đã góp vốn đầu tư như nói tại đây, mức bồi thừơng của hợp đồng bảo hiểm cần tương ứng với vốn góp đầu tư của Bên B như nói tại đây.

Điều 13: Chuyển nhượng vốn góp

13.1  Với điều kiện là sự chấp thuận của các bên cho việc bên kia chuyển nhượng hợp đồng không bị từ chối một cách bất hợp lý và không có cơ sở pháp luật, không bên nào được chuyển nhượng, uỷ quyền, cho, cầm cố, thế chấp một phần hay toàn bộ phần góp vốn hoặc trách nhiệm, quyền hạn của mình cho người thứ ba mà không được sự đồng ý của bên kia bằng văn bản, trừ trường hợp chuyển dịch cho người thừa kế theo pháp luật.

Điều 14: Điều khoản chung

14.1.  Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, khi cần thiết bổ sung, sửa đổi hợp đồng này, hai bên sẽ tiến hành bàn bạc, thống nhất với nhau. Việc bổ sung, sửa đổi trong trường hợp này phải được lập thành văn bản và cả hai bên cùng ký xác nhận.

14.2.  Mỗi bên cam kết đem hết khả năng của mình đóng góp cho việc hợp tác kinh doanh theo hợp đồng này đạt hiệu quả cao nhất, vì lợi ích chính đáng của cả hai bên.

Hợp đồng này được lập thành 04 (bốn) bản giống nhau và có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 (hai) bản để thi hành. Các bên theo đây cùng ký xác nhận đã đọc và chấp thuận mọi nội dung và điều khoản như đã nêu trên.

 

                   ĐẠI DIỆN BÊN A                                   ĐẠI DIỆN BÊN B

                     (Ký, họ tên)                                              (Ký, họ tên)

    

  • Một số câu hỏi liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn

Hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn khác gì so với hợp đồng liên doanh?

hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn là việc một tổ chức hoặc cá nhân nào đó ký kết hợp đồng với một cá nhân hoặc tổ chưc khác  nhằm mục đích kinh doanh để cùng phân chia lợi nhuận. Trong khi đó hợp đồng liên doanh là sự hợp tác chỉ giữa hai hay nhiều doanh nghiệp với nhau.

Nên đề cập mức phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là bao nhiêu trong hợp đồng?

Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, tuy nhiên nếu các bên là thương nhân thì mức phạt tối đa là 8%, nếu kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng thì mức phạt tối đa là 12%. Trong khi đó bồi thường thiệt hại phải dựa trên thiệt hại thực tế.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh quán cafe bao gồm những nội dung gì?

Phần này ACC Group đã đề cập tại mục 3 của bài viết, kính mời bạn đọc theo dõi.

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh quán cafe đã chi tiết hóa được hợp đồng thực tế chưa?

Chưa, vì còn tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên khi soạn thảo  hợp đồng.

ACC Group có dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn không?

ACC Group cung cấp toàn diện dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn. Ngoài ra, ACC Group còn cung cấp dịch vụ tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh khách sạn uy tín và hiệu quả?

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (631 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo