Mẫu hợp đồng hợp tác giáo dục năm 2024

Hợp đồng hợp tác là một trong các loại hợp đồng quan trọng bởi tính thiết thực của nó trên thực tế và có sự điều chỉnh cụ thể tại Bộ luật Dân sự 2015. Bởi thế, Hợp tác về giáo dục với Việt Nam phải bảo đảm chất lượng giáo dục người học về phẩm chất và năng lực của công dân; tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về mặt nội dung, những phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam trong phạm vi nội dung bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC sẽ giúp Quý khách hàng có những hiểu biết hơn về loại hợp đồng hợp tác giáo dục.

   1.Hợp đồng hợp tác giáo dục là gì?

Khoản 1 Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về khái niệm của hợp đồng hợp tác như sau: Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.”

Có thể khẳng định, hợp đồng hợp tác giáo dục là một loại của hợp đồng hợp tác về lĩnh vực giáo dục. Theo đó, hợp đồng hợp tác giáo dục bao gồm các điều khoản thể hiện sự thỏa thuận giữa cơ sở giáo dục ở mầm non, cở sở giáo dục ở phổ thông Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài về việc cùng nhau thực hiện giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ về giáo dục và cùng nhau hưởng lợi nhuận cũng như cùng nhau chịu trách nhiệm về các nội dung ghi trong hợp đồng đã ký kết. Hợp đồng hợp tác giáo dục phải thực hiện nội dung theo như quy định về hợp tác về giáo dục với Việt Nam bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; tôn trọng giá trị truyền thống, bản sắc dân tộc; thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; đặc biệt các hoạt động giáo dục không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam

   2. Hình thức hợp đồng hợp tác giáo dục

Do đặc điểm đối tượng nổi bật của hợp đồng hợp tác giáo dục là có thể xuất hiện nhiều bên tham gia hợp đồng và các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện theo những cam kết đã đề ra tức là hợp đồng phải mang tính ưng thuận, nên Bộ luật Dân sự 2015 đã có yêu cầu hợp đồng hợp tác phải được thành lập bằng văn bản. Ngoài ra, pháp luật dân sự hiện nay chưa có quy định về việc phải bắt buộc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng hợp tác giáo dục. Tuy nhiên, với mục đích của hợp đồng hợp tác là lợi nhuận nên để tránh các tranh chấp phát sinh sau này, hợp đồng hợp tác giáo dục cần được công khai và rõ ràng ngay từ khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Vì vậy, Công ty Luật ACC khuyến khích Quý khách hàng nên công chứng hoặc chứng thực tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ngay khi thực hiện ký kết hợp đồng hợp tác giáo dục.

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

______________

 

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC

Số:...../HĐHT

- Căn cứ Luật Giáo dục được Quốc hội Khóa X nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998;

- Căn cứ Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

- Căn cứ Thông tư số: ...../2003-TT-BGD&ĐT ngày... tháng... năm... của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ.

  1. Bên (các Bên) Việt Nam:
  2. Tên cơ sở giáo dục, hoặc cá nhân ......................................................................
  3. Đại diện được ủy quyền .....................................................................................

Chức vụ ..................................................................................................................

  1. Địa chỉ trụ sở chính ............................................................................................

Điện thoại ......................... Telex/Fax ....................... Email .................................

  1. Lĩnh vực đang hoạt động trong ngành giáo dục .................................................

................................................................................................................................

  1. Số giấy phép hay Quyết định thành lập .............................................................

................................................................................................................................

do cơ quan .............................................................................................................

ngày........ tháng...... năm...... cấp tại .......................................................................

Tài khoản mở tại Ngân hàng ............................... Số tài khoản ..................

  1. Bên (các Bên) nước ngoài:
  2. Tên cơ sở giáo dục hoặc cá nhân .................................................
  3. Đại diện được ủy quyền................................................................

Chức vụ .......................................... Quốc tịch ......................................................

Số hộ chiếu .......................................... Thời hạn sử dụng ....................................

Nơi cấp ..................................................................................................................

Địa chỉ thường trú .................................................................................................

  1. Trụ sở chính:

Điện thoại ................................ Telex/Fax ........................... Email .......................

Website: ..................................................................................................................

  1. Lĩnh vực đang hoạt động trong giáo dục: ..........................................................
  2. Số giấy phép hoặc quyết định thành lập ...........................................................

Do cơ quan nào cấp ...............................................................................................

Ngày....................... tháng ................. năm ............ Cấp tại ....................................

................................................................................................................................

Tài khoản mở tại Ngân hàng: ................................................................................

Số tài khoản: ..........................................................................................................

Ghi chú: Nếu một hoặc cả hai Bên hợp tác gồm nhiều thành viên thì từng thành viên sẽ mô tả đầy đủ theo các chi tiết nêu trên. Mỗi Bên sẽ chỉ định đại diện được ủy quyền của mình.

Cùng thỏa thuận ký Hợp đồng hợp tác hoạt động trong giáo dục, đào tạo với các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều 1. Mục tiêu hợp tác trong lĩnh vực giáo dục .................................................

................................................................................................................................

Điều 2.

  1. Địa điểm thực hiện:
  2. Khả năng hợp tác trong giáo dục.

.…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

 

  1. Kết quả đạt được trong hợp tác.

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

  1. Văn phòng điều hành của bên nước ngoài (nếu có):

- Địa chỉ:...

- Điện thoại..............Fax............ Mail..........Website...........

Điều 3. Trách nhiệm của các Bên hợp tác trong việc góp vốn để thực hiện Hợp đồng:

  1. a) Bên (các Bên) Việt Nam góp............... USD bằng............... ĐVN
  2. b) Bên (các Bên) nước ngoài góp............. USD bằng............... ĐVN.

Nếu vào thời điểm đóng góp thực tế những giá trị đóng góp thay đổi với giá trị hiện tại thì các bên hợp tác phải thỏa thuận về những sửa đổi đó và báo cáo cơ quan cấp Giấy phép xem xét chuẩn y.

Trong trường hợp một bên không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ như đã thỏa thuận thì bên đó phải thông báo cho các bên kia biết lý do và những biện pháp xử lý trước....... ngày. Thiệt hại thực tế do sự chậm trễ hay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của một bên gây ra, sẽ được bồi thường theo thỏa thuận của các bên; trong trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ do cơ quan xét xử quy định tại Điều 15 Hợp đồng này quyết định

Điều 4. Những trách nhiệm, nghĩa vụ khác của các Bên thực hiện Hợp đồng hợp tác.

- Bên Việt Nam ......................................................................................................

- Bên nước ngoài ....................................................................................................

Điều 5. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng hợp tác, các Bên thỏa thuận cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra.

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

Điều 6. Thời hạn hợp đồng hợp tác này là.......... (tối đa ... năm) kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập cơ sở hợp tác.

Điều 7. Kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập cơ sở hợp tác, Hợp đồng này được thực hiện theo tiến độ sau:

  1. Khởi công xây dựng trụ sở từ tháng thứ ............................................................
  2. Lắp đặt trang thiết bị từ tháng thứ .....................................................................
  3. Khánh thành .......................................................................................................
  4. Khai giảng ..........................................................................................................

Điều 8. Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính của mỗi Bên theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Các Bên tham gia Hợp đồng hợp tác thỏa thuận về xử lý tài chính.

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

Điều 10. Các Bên tham gia Hợp đồng hợp tác cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về tài chính theo Nghị định 18 nếu hoạt động hợp tác là hoạt động có thu.

Điều 11. Hợp đồng hợp tác này có thể chấm dứt hiệu lực trước thời hạn hoặc kết thúc trong các trường hợp sau:

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………...

Điều 12. Khi Hợp đồng hợp tác hết hạn, các Bên thỏa thuận việc thanh lý tài sản liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các Bên trong Hợp đồng hợp tác.

Điều 13. Mọi điều khoản khác có liên quan không được quy định cụ thể tại Hợp đồng hợp tác này sẽ được các Bên thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của Giấy phép thành lập cơ sở hợp tác.

Điều 14. Hợp đồng hợp tác có thể được sửa đổi, bổ sung sau khi đã thỏa thuận bằng văn bản giữa các Bên tham gia liên kết và phải được cơ quan cấp Giấy phép thành lập cơ sở hợp tác chuẩn y trước khi thực hiện.

Điều 15. Tranh chấp giữa các Bên tham gia Hợp đồng hợp tác hoặc phát sinh từ Hợp đồng trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải. Trong trường hợp các Bên tranh chấp vẫn không thỏa thuận được với nhau thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra ...........

Quyết định của ......... là chung thẩm và các bên hợp tác phải tuân theo.

Điều 16. Hợp đồng liên kết này có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập cơ sở hợp tác.

Điều 17. Hợp đồng hợp tác này được ký ngày ...... tháng ...... năm ...... tại ..... gồm ...... bản gốc bằng tiếng Việt Nam và bằng tiếng nước ngoài thông dụng.

Cả hai bản tiếng Việt và tiếng (nước ngoài thông dụng) ................. đều có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN (CÁC BÊN)

NƯỚC NGOÀI

(Ký, chức vụ, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN (CÁC BÊN)

VIỆT NAM

(Ký, chức vụ, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

3. Những câu hỏi thường gặp.

3.1. Hợp đồng hợp tác là gì?

Hiện nay, trong quá trình kinh doanh, các bên có thể hợp tác liên kết và cùng nhau sản xuất, kinh doanh để đạt được hiệu quả cao hơn.

Theo quy định tại điều 504 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về khái niệm của hợp đồng hợp tác như sau:

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

3.2. Các mẫu hợp đồng hợp tác?

Dựa trên mục đích hợp tác, có thể tạo lập những mẫu hợp đồng hợp tác cơ bản sau:

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Hợp đồng hợp tác đầu tư;
  • Hợp đồng hợp tác đào tạo;
  • Hợp đồng hợp tác giáo dục;

3.3. Hướng dẫn cách viết hợp đồng hợp tác?

Khi soạn thảo các loại hợp đồng hợp tác cần lưu ý:

  • Thông tin của các bên phải chính xác, trung thực, đầy đủ về họ, tên nơi cư trú hợp pháp của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân…….
  • Các bên tham gia ký kết tiến hành thỏa thuận các nội dung cơ bản về hợp đồng hợp tác như về quyền và nghĩa vụ, thời gian bắt đầu hợp đồng, thời gian kết thúc hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp và các thỏa thuận khác của các bên không trái pháp luật…… Tất cả thỏa thuận đều phải thể hiện rõ nội dung thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Các biện pháp bảo đảm và chế tài khi vi phạm.
  • Các bên tham gia ký và ghi rõ họ tên chức vụ.

3.4. Quy định pháp luật về hợp đồng hợp tác?

Về chủ thể: Các bên trong quan hệ hợp tác, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự.

Về hình thức: Hình thức của hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản.

Về nội dung:

Theo Điều 505 bộ luật dân sự 2015 thì nội dung của hợp đồng hợp tác phải đảm bảo có các nội dung sau đây:

  • Mục đích, thời hạn hợp tác;
  • Họ tên, nơi cư trú của cá nhân;
  • Tên, trụ sở của pháp nhân;
  • Tài sản đóng góp;
  • Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
  • Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
  • Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
  • Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
  • Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
  • Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng hợp tác mà thành viên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó.

Mỗi thành viên hợp tác phải thực hiện một nhiệm vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác hoặc theo thỏa thuận của tất cả thành viên hợp tác.

Khi thành viên hợp tác thực hiện các công việc được phân công thì phải hoàn thành tốt công việc đó như công việc của chính mình

Trên đây là nội dung tư vấn từ phía ACC về hợp đồng hợp tác giáo dục là gì? Mẫu hợp đồng hợp tác giáo dục mới nhất? gửi tới quý khách hàng. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc về vấn đề trên thì có thể liên hệ dịch vụ tư vấn pháp luật về hợp đồng hợp tác của Công ty Luật ACC để được kịp thời giải đáp và tư vấn thực hiện thủ tục nhanh chóng với chi phí hợp lí hơn. Trân trọng cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo