Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp năm 2023

Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp là căn cứ pháp lý xác nhận sự hợp tác của các bên trong thành lập công ty. Vậy, pháp luật hiện hành quy định hợp đồng có những nội dung gì, mẫu hợp đồng được sử dụng nhiều nhất ra sao, sẽ được Luật ACC giải đáp trong bài viết dưới đây!

Mẫu Biên Bản Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp
Mẫu Biên Bản Góp Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp

1. Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp là gì?

Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp hay được hiểu là biên bản hợp đồng hợp tác đầu tư là hợp đồng sẽ được ký kết giữa các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức để thỏa thuận về việc cùng thực hiện việc góp vốn để thực hiện việc thành lập một doanh nghiệp, công ty để hoạt động để từ đó nhằm tạo ra lợi nhuận cũng như phân chia lợi nhuận.

Vốn góp ở đây có thể là: vật chất, tài sản, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, đáp ứng các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật doanh nghiệp năm 2020

Hợp đồng góp vốn được lập ra dùng để ghi chép về việc thỏa thuận góp vốn kinh doanh giữa các thành viên trong hội đồng quản trị. Mẫu hợp đồng sẽ nêu rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, thành phần thành viên tham gia cuộc họp, mục đích góp vốn, thời hạn vốn, số vốn góp,…

2. Các nội dung của Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp

Nội dung hợp đồng là vấn đề quyết định về hoạt động sau này của doanh nghiệp bởi nội dung càng chặt chẽ bao nhiêu càng mang tính ràng buộc bấy nhiêu. Tuy nhiên, một hợp đồng có hiệu lực phải bao gồm các nội dung chính như:

- Điều khoản về mục đích góp vốn

- Hình thức, phương thức góp vốn

- Giá trị góp vốn, thời hạn góp vốn

- Việc sử dụng vốn góp

- Quyền và nghĩa vụ các bên

- Phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro

- Rút vốn tăng vốn, chuyển nhượng vốn góp

- Tranh chấp, giải quyết vi phạm hợp đồng hay chấm dứt hợp đồng.

3. Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp cập nhật năm 2021

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN

Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

Căn cứ vào nhu cầu và năng lực của các bên.

Hôm nay, ngày…tháng…năm .., tại địa chỉ :………………… …

BÊN GÓP VỐN: (Sau đây gọi tắt là “Bên A”)

Họ và tên:… Sinh năm: ……………………………………

CMND số: … cấp ngày …/…/… tại …………………

HKTT:…………………………………………………………..

BÊN NHẬN GÓP VỐN: (Sau đây gọi tắt là “Bên B”)

Họ và tên:… Sinh năm: ……………………………………

CMND số: … cấp ngày …/…/… tại …………………

HKTT:……………………………………………………………

Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên đi đến thống nhất và đồng ý ký kết Hợp đồng góp vốn với các điều khoản sau:

ĐIỀU 1: ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG:

Bên B đồng ý góp vốn cùng Bên A để:…………….

ĐIỀU 2: TỔNG GIÁ TRỊ VỐN GÓP VÀ PHƯƠNG THỨC GÓP VỐN

2.1 Tổng giá trị vốn góp

Tổng giá trị vốn góp Bên A và Bên B góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1 là: ……………VNĐ (Bằng chữ: …).

Nay hai bên cùng thống nhất mỗi bên sẽ góp số tiền là:

- Bên A:…………….. VNĐ (Bằng chữ: …) tương đương …% phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

- Bên B:… …………..VNĐ (Bằng chữ: …) tương đương …% phần vốn góp trong tổng giá trị vốn góp để thực hiện nội dung nêu tại Điều 1.

2.2 Phương thức góp vốn: Chuyển khoản/tiền mặt bằng đồng Việt Nam.

2.3 Thời hạn góp vốn: Hai bên thống nhất góp vốn số vốn nêu tại điểm 2.1 Điều này trong thời hạn … ngày/tháng/năm (có thể chia ra từng giai đoạn nếu cần thiết). Thời gian gia hạn không quá … ngày/tháng.

ĐIỀU 3: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ THUA LỖ

Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi đã trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.

Lợi nhuận sẽ được phân chia theo tỷ lệ sau:

- Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

- Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

Lợi nhuận sẽ được chia khi đã trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu kinh doanh thua lỗ thì các bên sẽ có trách nhiệm chịu lỗ theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

4.1 Quyền của Bên A:

- Yêu cầu Bên B góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

- Yêu cầu bên B thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

- Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

- Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên B không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.

4.2 Nghĩa vụ của Bên A:

- Thông báo cho Bên A về việc đầu tư, xây dựng, khai thác tài sản góp vốn.

- Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của Bên B cho Bên B trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng.

- Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

5.1 Quyền của Bên B:

- Yêu cầu bên A cùng thanh toán lỗ trong trường hợp có thua lỗ.

- Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.

- Các quyền khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

- Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp Bên A không thanh toán lợi nhuận cho mình và cùng chịu rủi ro với mình hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 4.2. Trong trường hợp này, Bên A phải thanh toán lại toàn bộ giá trị vốn góp cho Bên B

5.2 Nghĩa vụ của Bên B:

- Góp vốn vào đúng thời điểm và giá trị theo các thỏa thuận của Hợp đồng này;

- Cung cấp cho Bên A đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu Bên A yêu cầu.

- Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này.

- Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

- Hỗ trợ cho Bên A để thực hiện các giao dịch liên quan đến phần vốn góp hoặc việc quản lý, khai thác tài sản tại Điều 1 nếu Bên A có yêu cầu.

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Các bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ những thỏa thuận tại Hợp đồng góp vốn như sau:

  1. Văn bản này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Việc ký kết Hợp đồng này giữa các bên là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung nội dung của Hợp đồng này thì các bên thỏa thuận lập thêm Phụ lục Hợp đồng. Phụ lục hợp đồng là một phần không thể tách rời của hợp đồng
  3. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện cam kết nêu trong văn bản này được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.
  4. Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong văn bản. Bên nào vi phạm những cam kết trong văn bản này gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
  5. Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc. Đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình sản xuất kinh doanh.
  6. Trong quá trình thực hiện công việc thỏa thuận trong văn bản nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 1 (một) tháng kể từ ngày có khó khăn trở ngại.
  7. Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm bằng văn bản tạo thành phụ lục và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của văn bản thỏa thuận này.

ĐIỀU 7: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 (hai) bản và có giá trị pháp lý như nhau. Các bên đã đọc kỹ, hiểu rõ nội dung Hợp đồng và đồng ý ký tên.

BÊN A

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

 4. Những câu hỏi thường gặp

Hợp đồng góp vốn thành lập công ty?

Góp vốn thành lập công ty là thỏa thuận có tính đặc thù riêng vì ghi nhận trong Luật doanh nghiệp rất sơ sài. Theo Bộ luật dân sự thì hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp là hợp đồng dân sự có điều kiện trong đó sự kiện được Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận mã số thuế) là điều kiện cần có để các bên thực hiện nghĩa vụ góp vốn.

Hợp đồng góp vốn vô hiệu khi nào?

Theo Bộ luật dân sự 2015 nếu hợp đồng góp vốn có hình thức trái luật thì vô hiệu. Do đó khi soạn thảo hợp đồng góp vốn đầu tư kinh doanh căn cứ theo dạng góp vốn mà nhà đầu tư lựa chọn sẽ soạn thảo hợp đồng căn cứ theo quy định pháp luật có liên quan.

 Hợp đồng góp vốn là gì?

Theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật dân sự 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Ý nghĩa của hợp đồng góp vốn?

Hợp đồng góp vốn có ý nghĩa quan trọng, là phương thức để các cá nhân, tổ chức thực hiện để tạo ra tài sản của công ty nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động kinh doanh theo mục đích đã đăng ký của công ty và đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ trong trường hợp công ty bị phá sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật ACC về Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp, mẫu hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp. Khi có nhu cầu, liên hệ với chúng tôi để nhận được dịch vụ tốt nhất qua:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo